Nấu ăn nên dùng đường phèn trắng hay vàng? Đừng vội mua trước khi đọc bài viết dưới đây!
Ăn phải rau củ nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc thậm chí là ung thư: Cách để ngâm rửa rau, hoa quả sạch thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh / 3 bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cá
Có rất nhiều món ngon trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Những món ngon này đôi khi đòi hỏi nhiều loại gia vị khác nhau để trở thành món ăn đủ sắc, đủ vị. Trong đó, đường phèn góp mặt làm nên tên tuổi của không ít món ngon đặc trưng, mà có thể nhiều chị em chưa biết.
Ở ngoài chợ hay trong siêu thị, chị em có thể dễ dàng bắt gặp được hai loại đường phèn trắng và đường phèn vàng. Hai loại đường phèn này có gì khác nhau? Loại nào làm gia vị nấu ăn ngon hơn? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp chị em phân biệt tính chất và tác dụng của hai loại đường phèn này. Kể cả chưa có kinh nghiệm mua bán, chị em cũng chẳng sợ mua nhầm loại đường phèn cần dùng.
Mặc dù đường phèn trắng và đường phèn vàng cùng được làm từ đường mía, nhưng trong quá trình sản xuất có chút khác nhau.
Phân biệt đường phèn trắng và vàng
Đường phèn trắng là đường tinh khiết, nghĩa là các tạp chất trong loại đường phèn này đã được lọc trong quá trình sản xuất. Chúng có màu sắc đẹp, trắng sáng như pha lê, nhìn có vẻ sạch sẽ, tinh tế. Phần lớn, đường phèn trắng thường được đóng gói với các vụn nhỏ và bày bán trong nhiều siêu thị. Tuy nhiên, nhược điểm của đường phèn trắng là do lọc quá kĩ nên nhiều chất dinh dưỡng bị lọc bỏ trong quá trình sản xuất.
Ngược lại, đường phèn vàng khi sản xuất không được lọc quá kỹ nên vẫn lẫn tạp chất, nhìn vàng hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đường phèn vàng thường được bày bán với các cục có kích thước to, nhiều khi mua về phải đập vụn để dùng.
Nhìn chung, xét về lượng dinh dưỡng, đường phèn vàng nhiều hơn đường phèn trắng. Xét về độ ngọt thì đường phèn trắng ngọt hơn một chút, hình thức và màu sắc cũng bắt mắt hơn.
Bởi vậy, trong quá trình nấu ăn, chị em nên dùng đường phèn trắng, kể cả khi nấu canh, nấu chè, các món tráng miệng, món bánh. Đặc biệt là khi làm món thịt, cá kho, cần dùng đường phèn tạo màu và độ ngọt dịu.
Đường phèn vàng được dùng nhiều trong các quá trình làm đẹp, dưỡng da. Qua đây, chị em cũng nên chú ý một điều rằng, đường phèn vàng rất giống với mật ong rừng, nhiều người buôn bán gian dối sử dụng đường phèn vàng để làm mật ong rừng, đó là lý do chị em cần tinh ý hơn khi mua mật ong.
Với những thông tin trên, chị em hoàn toàn có thể tự tin biết được nên dùng loại đường phèn nào để nấu ăn ngon hơn, tạo màu, tạo vị món ăn đậm đà, thơm ngon, hấp dẫn hơn rồi.
Tác dụng của đường phèn
Đường phèn được nhiều người yêu thích trong nấu ăn bởi vị dịu ngọt, dễ ăn. Ngoài ra, đường phèn cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như bổ phế, giải nhiệt, trị ho.
Trong Đông y, đường phèn được đánh giá là một vị thuốc có tác dụng bổ khí, nhuận phế. Các trường hợp như đau rát họng, ho khan,... có thể dùng đường phèn để làm dịu.
Ở dạng glucose, đường phèn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Chúng có tác dụng làm giảm căng thẳng, thanh nhiệt cho cơ thể. Bởi vậy các món như chè hạt sen đường phèn, nha đam đường phèn lá dứa, yến chưng đường phèn táo đỏ,... giúp thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể không thể thiếu được đường phèn để tạo độ ngọt dịu, xoa dịu tinh thần. Ngoài ra, đường phèn cũng được ứng dụng trong làm bánh để tạo độ ngọt thanh, độ mịn và vỏ ngoài của bánh thêm hấp dẫn.
Không chỉ vậy, đường phèn còn được cho là có tác dụng trị ho, viêm họng. Chưng đường phèn với chanh hoặc quất giúp làm dịu và cắt cơn ho.
Mặc dù độ ngọt đã được giảm nhiều nhưng đường phèn vẫn mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể và vẫn có thể gây béo, kích thích não sản xuất hormone tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Trẻ em và phụ nữ mang thai khi sử dụng đường phèn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo sức khỏe vì đường phèn có thể làm tăng đường huyết, gây tiểu đường thai kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài