Đời sống

Nấu cơm bằng nước lạnh là sai lầm: Những thói quen bếp núc khiến nhiều người bị cười “thối mũi”

4 sai lầm dưới đây khiến cho cơm bị mất chất, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Nếu không muốn gây hại sức khỏe, chớ dại gì đụng đũa vào loại thực phẩm này trong ‘ngày đèn đỏ’ / 5 sai lầm tai hại khi nấu nướng, bảo quản thực phẩm mà rất nhiều bà nội trợ Việt vẫn mắc phải

Nấu cơm bằng nước lạnh

Nhiều bạn sẽ có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ.

Do vậy bạn hãy từ bỏ thói quen nấu cơm bằng nước lạnh mà nên thay bằng nước ấm để giúp hạt gạo thơm dẻo cũng như giúp giữ lại các chất dinh dưỡng.

Vo gạo quá kỹ làm gạo mất chất dinh dưỡng
Ảnh minh họa

Để cơm chín quá lâu mới sử dụng

Nhiều người vì bận rộn mà cắm cơm từ sáng sớm để dùng cho bữa trưa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng cơm của bạn giảm sút, không còn tơi xốp và ngọt như cơm mới chín. Theo một số lời khuyên thì cơm chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.

Không rửa sạch tay trước khi vo gạo

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.

Nấu cơm bằng nước lạnh khiến cơm mất ngon

Vo gạo trước khi nấu quá kỹ

 

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm