Nấu nướng mắc phải "đại kị" chẳng khác nào rước thêm bệnh về, số 1 nhiều người Việt mắc nhất
Ăn trái cây vào đúng thời điểm này, bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích quý giá / Những lưu ý khi sử dụng muối tránh gây hại sức khỏe
Bảo quản thực phẩm trong mức nhiệt “nguy hiểm
Nhiệt độ từ 4.5℃ đến 60℃ được gọi là "mức nhiệt nguy hiểm" khi nói đến an toàn thực phẩm. Trên thực tế, mức độ vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút ở nhiệt độ này.
Cách khắc phục: Làm lạnh thực phẩm chín trong vòng 2 giờ. Bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông lạnh thay vì để trong nhiệt độ phòng.
Rửa thịt sống
Các chuyên gia khuyên những người nội trợ nên bỏ thói quen rửa thịt gà, bò, lợn hay bê sống trước khi nấu. Bởi vì vi khuẩn từ thịt có thể dễ dàng lây nhiễm sang các thực phẩm, bề mặt và dụng cụ khác.
Bảo quản thực phẩm còn nóng vào ngăn mát tủ lạnh
Thói quen này không chỉ khiến vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thức ăn đã chế biến mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm tươi sống khác như rau, trứng, sữa...
Cách khắc phục: Nên để các món ăn đã chế biến nguội bớt ở nhiệt độ phòng, tối đa là sau 2 giờ sẽ bảo quản trong tủ lạnh.
Ướp thịt hay cá ở bên ngoài
Đây là một thói quen phổ biến khác có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy luôn ghi nhớ về mức nhiệt độ mà vi khuẩn phát triển mạnh. Khi bạn ướp thị bên ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm nguyên tắc này.
Rã đông thịt ở bên ngoài
Khoảng nhiệt độ được coi là nguy hiểm để tích trữ thực phẩm là từ 5°C đến 60°C. Ở mức nhiệt này, những vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nhanh chóng. Đây là lý do vì sao bạn nên luôn rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?