Đời sống

Nên ăn bao nhiêu muối một ngày là đủ?

Hiện trung bình 1 người trưởng thành ở Việt Nam tiêu thụ tới 9,4g muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến cáo WHO.

Cưới 1 năm chồng không động chạm, đêm trước ngày ra tòa anh đưa 1 thứ tôi xé đơn luôn / Chồng ngoại tình, tôi mới biết yêu bản thân

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, mỗi năm, thế giới có 4,1 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ăn thừa muối, tức có tới 11 trường hợp tử vong mỗi ngày do nguyên nhân này.

Nên ăn bao nhiêu muối một ngày là đủ?

Nhiều người Việt Nam đang ăn thừa muối.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cứ 10 người mất bởi nguyên nhân bất kỳ, có 3 ca do các bệnh liên quan ăn thừa muối.

Muối có thành phần chính là Natri, yếu tố chủ yếu gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ngoài ra, ăn thừa muối còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn khác cho sức khỏe.

WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng, chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiện trung bình 1 người trưởng thành ở Việt Nam tiêu thụ tới 9,4g muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến cáo.

Tiến sĩ Trần Quốc Bảo đã đưa ra ví dụ dễ hiểu nhất để ước lượng hàm lượng muối tiêu chuẩn. Theo đó, 5g muối tương đương với: 1 thìa cà phê đầy muối, 1,5 thìa cà phê đầy bột canh; 2 thìa cà phê đầy hạt nêm, 2,5 thìa ăn cơm đầy nước mắm, 3,5 thìa ăn cơm đầy xì dầu và bằng lượng gia vị trong 1 gói mì ăn liền.

“WHO, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g một ngày để phòng bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác. Để làm tốt việc này, cần nâng cao ý thức người dân, giúp họ tự thực hiện hành vi giảm muối khi chế biến, khi ăn là quan trọng nhất”, ông Bảo cho hay.

 

Tiến sĩ Đỗ Thị Phương Hà, chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chia sẻ, muối là gia vị gắn liền với truyền thống ăn uống của người Việt Nam. Bởi vậy, việc giảm muối trong các bữa ăn sẽ là thách thức với rất nhiều người.

Trong khi người lớn không nên ăn quá 5g muối/ngày, lượng muối phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi là không quá 1,5g/ngày; trẻ dưới 5 tuổi không quá 3g/ngày. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có khuyến cáo như người trưởng thành.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Các món muối thực phẩm để lên men

Viện dinh dưỡng chỉ ra các món muối quen thuộc như dưa muối, cà muối, kiệu, dưa chuột muối… Những món ăn này được làm bằng cách ngâm các loại củ này với nước pha muối. Theo ước tính lượng muối trong 100g dưa chuột muối khoảng 2,5g muối.

 

Các loại thịt, cá “ăn liền”, đóng hộp

Các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp… cũng đã có chứa muối. Do đó đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn.

Các loại súp, nước dùng, nước sốt

Viện dinh dưỡng chỉ ra trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.

Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti

 

Mì ăn liền, pizza, spaghetti đều là những thực phẩm chứa nhiều muối tiềm ẩn bên trong nhân và bột bánh của chúng. Do đó càng ăn nhiều bạn càng nhận lượng muối đi vào cơ thể nhiều hơn.

Đồ ăn vặt

Một số đồ ăn vặt như bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo vị mặn cũng chứa nhiều muối. Viện dinh dưỡng ước tính trong gói bim bim 48g có tới gần 900mg muối; trong 1 chiếc bánh gạo chỉ nặng 3g có tới 195 mg muối.

Hải sản

Hầu hết các loại hải sản đều chứa nhiều muối hơn các loại sinh vật sống trong nước ngọt. Nên lưu ý khi nấu, chế biến các loại thực phẩm này, cho thêm ít muối hơn các loại khác, đặc biệt là khẩu phần ăn của người bị tim mạch, huyết áp và thận.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm