Nên uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
9 lợi ích tuyệt vời của việc uống nước sau khi thức dậy / Uống nước ép này đều đặn mỗi ngày mỡ bụng giảm cực nhanh
Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể
Nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể chúng ta, nước mang chất dinh dưỡng và hỗ trợ đào thải chất độc, điều chỉnh thân nhiệt, hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc trong khớp xương, đồng thời đóng vai trò trong hầu hết các trao đổi chất xảy ra trong cơ thể chúng ta. Hàng ngày, cơ thể chúng ta không ngừng mất nước qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Nên việc đảm bảo cho cơ thể có đủ nước là một sự cân bằng tốt và tránh mất nước là điều quan trọng, nhất là trong những ngày thời tiết oi bức, nắng nóng.
Nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể.
Theo các nhà chuyên môn, sẽ bị coi là mất nước khi bị tiêu hao từ 1-2% lượng nước trong cơ thể và tiếp tục bị tiêu hao cho đến khi ta nạp chất lỏng vào. Một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng mất nước có thể gây tử vong. Sự kiểm soát của quá trình dung nạp nước là một trong những khâu tinh vi nhất mà loài người đã phát triển trong quá trình tiến hóa. Trong một cơ thể khỏe mạnh, não phát hiện ngay khi cơ thể bắt đầu cần nước và chúng ta sẽ có cảm giác khát để kích thích uống vào. Cơ thể cũng đồng thời tiết ra một loại hormon báo hiệu cho thận để dành nước bằng cách hấp thụ lại nước trong nước tiểu.
Khi nào nên uống nước?
Nhiều chuyên gia y tế chứng minh rằng, thông tin phải uống 2 lít nước mỗi ngày là không chính xác và mọi người nên dừng uống 2 lít nước mỗi ngày ngay từ hôm nay để tránh hậu quả về sức khỏe sau này.
Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rằng con người chỉ nên uống nước khi khát. Bởi khi cơ thể cần nước chúng sẽ phát ra thông tin bằng cảm giác khát này. Nếu chưa khát mà ta cố tình uống nhiều nước sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia y tế chứng minh rằng, thông tin phải uống 2 lít nước mỗi ngày là không chính xác và mọi người nên dừng uống 2 lít nước mỗi ngày ngay từ hôm nay để tránh hậu quả về sức khỏe sau này.
Uống nhiều nước làm máu loãng ra khiến lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Khi đó, nếu tim đập bình thường sẽ không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên chúng phải đập nhanh hơn để tránh làm cho cơ thể suy sụp.
Ngoài ra, khi lao động nặng, mồ hôi tiết ra nhiều mất nhiều nước thì cũng phải uống nước để bù vào. Bạn cũng không cần phải lo lắng nếu thấy mình không bao giờ cảm thấy khát nước bởi cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh để báo hiệu cần phải bổ sung nước trước khi thực sự bị mất nước.
Về thời điểm uống nước tốt cơ thể, cần lưu ý những điểm sau:
Uống khi vừa ngủ dậy
Uống nước sau khi thức dậy tốt cho sức khỏe.
Uống trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất, bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột, cảm giác đói hơn và ăn sáng ngon hơn.
Uống sau khi vận động nhiều hoặc hoặc khi có dấu hiệu mất nước
Bổ sung nước sau khi vận động, đi lại, chơi thể thao hoặc làm việc nhiều giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Uống nước sau khi vận động để bù đắp lượng nước đã mất.
Theo Cơ quan Y tế Anh (NHS), các triệu chứng mất nước bao gồm nước tiểu màu vàng sẫm; cảm thấy mệt mỏi, đầu óc lơ mơ hoặc chóng mặt; khô miệng, khô mắt và khô môi; đi tiểu ít hơn bốn lần một ngày. Ngoài ra, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bạn cảm thấy khát nước. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, thì bạn cần thiết phải bổ sung ngay 1 ly nước.
Uống trước khi ngủ 30 phút
Trước khi đi ngủ nửa tiếng nên uống một ly nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
Trước khi đi ngủ nửa tiếng nên uống một ly nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Thói quen này còn có tác dụng phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần làm mất đi các khoáng chất như chì, nitrat, cadimium. Nước đã đun quá 2 ngày nên thay nước mới.
Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Không uống nhiều nước ngọt có ga, thay vào đó hãy uống nước lọc.
Trong khi ăn không nên uống quá nhiều nước. Sau khi chơi thể thao cũng không nên uống nước ngay hay uống nhiều, ngược lại hãy uống từ từ thành từng ngụm nhỏ sẽ tốt cho tim mạch hơn.
Những ai đang uống tám ly nước mỗi ngày thì cứ yên tâm, bạn đang không gây hại gì cho bản thân. Nhưng quan niệm cho rằng chúng ta cần uống nhiều nước hơn so với nhu cầu cơ thể đôi khi có thể dẫn đến tình trạng trở nên nguy hiểm.
Nạp quá nhiều chất lỏng có thể trở nên nghiêm trọng khi dẫn đến việc làm loãng natri trong máu. Điều này gây ra phù não và sưng phổi vì chất lỏng phải dịch chuyển để cố cân bằng nồng độ natri trong máu.
Uống bao nhiêu là vừa đủ?
Theo PGS. Đỗ Thị Kim Liên (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết về uống nước đúng cách:"Nước rất cần thiết đối với cơ thể của mỗi người và tùy từng thể trạng chứ không thể có lời khuyên nào để dành cho mọi người nên uống ít nước được".
Nhu cầu uống nước phụ thuộc vào thể trạng và sự đòi hỏi của cơ thể. Nhu cầu nước trong người bình thường mỗi ngày 40 ml/1 kg cân nặng theo đó người 50 kg thì mỗi ngày cần 2 lít nước.
Tất nhiên 2 lít nước này có thể có cả trong thức ăn hàng ngày như sữa, canh, soup, cà phê, nước ép…nhưng trong bữa ăn không thể cung cấp hơn 1 lít nước được.
Lượng nước cần thiết cho cơ thể bao gồm tất cả chất lỏng nạp vào cơ thể.
Vì vậy, bình thường ngoài nước một phần trong thức ăn ra thì người Việt Nam bắt buộc phải uống thêm nước bên ngoài bởi những nhu cầu hàng ngày như công việc, luyện tập thể dục thể thao, khí hậu Việt Nam cũng khiến con người ra mồ hôi nhiều hơn nên độ mất nước trong cơ thể cũng thường cao hơn nên phải uống đủ 2 lít nước".
Các nghiên cứu cho thấy trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml. Ví dụ, một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ.
Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này mà cần ''lắng nghe'' nhu cầu của cơ thể hoặc quan sát nước tiểu, nếu thấy có màu vàng đậm tức là bạn đang bị thiếu nước.
Tóm lại
Cách tốt nhất để biết chúng ta cần uống nước là thấy khát. Nếu bạn khát nước, bạn cần uống nước, chỉ đơn giản như vậy.
Như vậy lượng nước cần uống một ngày của chúng ta không phải là con số 2 lít mà điều này phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Vì vậy, hãy uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe nhưng theo tỉ lệ riêng của mỗi người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào màu sắc của nước tiểu. Lý tưởng nhất là nước tiểu nên có màu rơm sáng. Nước tiểu có màu tối có nghĩa là bạn đang bị mất nước và cần phải uống nhiều hơn.
Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc gần như trong hoàn toàn, bạn đang uống quá nhiều nước và cần phải uống ít đi một chút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích