Đời sống

Nếu bạn từ bỏ mỡ lợn là một sai lầm

Nhiều người Việt đang có thói quen từ bỏ hẳn mỡ lợn trong chế độ ăn để giảm lượng chất béo nhưng đó là sai lầm.

Những loại rau không nên dùng để ăn lẩu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe / Bạn cần lưu ý khi ăn sầu riêng để không hại sức khỏe

Từ bỏ mỡ lợn là sai lầm?

mỡ lợn
Ảnh minh họa.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo người dân không nên bỏ mỡ lợn trong các bữa ăn của gia đình. Đặc biệt, trẻ em hay người trung niên nên sử dụng mỡ lợn hoặc khi ăn thịt nên có chút mỡ để các chức năng không bị suy yếu.

Nếu quá phụ thuộc dầu thực vật mà bỏ mỡ lợn, mỡ động vật, trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thụ, mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt một số vitamin cần thiết và có nguy cơ mắc các bệnh về xương, làm rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thậm chí, thị giác cũng gặp vấn đề.

TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho biết chất béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 1 gam chất đạm, tinh bột, đường cung cấp 4 kcal, trong khi 1 g chất béo cung cấp 9 kcal.

Do đó, trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5 ml chất béo/bữa, trẻ một tuổi lượng chất béo cần tăng khoảng 7 ml/bữa. Cha mẹ khi chăm con nên lưu ý phải cho trẻ ăn kết hợp cả dầu và mỡ động vật.

“Nếu không được cung cấp đủ lượng dầu mỡ theo khuyến cáo, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương”, TS Nga cho biết.

 

Về lo ngại mỡ lợi làm tăng cholesterol, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho hay thực chất, có 2 loại là cholesterol nội sinh và ngoại sinh.

"Cholesterol nội sinh nhiều hơn ngoại sinh. Điều đó có nghĩa dù không ăn mỡ lợn, cơ thể vẫn có cholesterol. Loại nội sinh mới nguy hiểm. Chất béo có trong mỡ lợn rất cần thiết cho bộ não", TS Từ Ngữ cho hay.

Theo chuyên gia này, hiện nay, người dân có tâm lý ăn mỡ lợn sẽ mắc bệnh. Đây là do quảng cáo quá mức của những sản phầm dầu thực vật.

"Dầu thực vật chỉ nên dùng ăn sống. Khi đun nóng, chúng sẽ sinh ra chất độc hại. Do đó, không nên xào nấu với dầu ăn, đặc biệt tái sử dụng dầu đã qua một lần nấu sẽ càng độc hại. Còn mỡ lợn thì không lo lắng điều này", TS Từ Ngữ cho biết thêm.

Vì sao phải dùng kết hợp cả dầu và mỡ?

Không một chất béo nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau: Hàm lượng vitamin A, D và tocopherol, hàm lượng các phosphatid (lecithin...), hàm lượng các axit béo chưa no (linoleic...), hàm lượng các sterol (phytosterol...), dễ tiêu hóa và tính chất cảm quan tốt.

 

Ví dụ: mỡ động vật có vitamin A, D nhưng lại có ít các axit arachidonic (trừ mỡ cá) và nghèo các axit béo chưa no cần thiết khác. Ngược lại, dầu thực vật không có vitamin A, D, axit arachidonic nhưng lại có nhiều axit béo chưa no linoleic, phosphatid, tocopherol...

Như vậy, chỉ có phối hợp các chất béo động vật và thực vật mới tạo ra được các chất béo có giá trị sinh học cao. Về mặt giá trị sinh học, tỷ lệ chất béo nguồn gốc động vật/thực vật được khuyến nghị theo từng lứa tuổi:

Ở trẻ em do cơ thể đang phát triển nhanh nên rất cần axit arachidonic một axit béo không no có trong mỡ động vật, nhất là động vật ở biển, đặc biệt là mỡ cá, nên có tỷ lệ 70% chất béo động vật /30% thực vật. Vì trong thực phẩm sử dụng cho trẻ em như thịt, cá, trứng vốn đã có một ít chất béo động vật rồi nhưng vẫn chưa đủ nhu cầu cho lứa tuổi này nên cần phải cho thêm vào khẩu phần của trẻ hoặc là dầu hay mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.

Ở người trưởng thành khuyến nghị về tỷ lệ chất béo động vật không quá 60% chất béo tổng số. Với người độ tuổi trung niên và người cao tuổi nên tăng thêm dầu thực vật chiếm khoảng 60-70% chất béo tổng số còn mỡ động vật chỉ nên có 30- 40%.

Lưu ý: Ở nhiệt độ không quá 102 độ C dầu mỡ không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng, khi đun lâu ở nhiệt độ cao các axit béo không no bị ôxy hóa sẽ trở thành các axit béo no và trở nên rắn khó tiêu, đồng thời các liên kết kép không bền vững trong cấu trúc của axit này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit, aldehyt có hại đối với cơ thể. Còn nướng thức ăn trên bếp lửa mỡ rơi xuống tạo mùi thơm nhưng đó chính là carbuahydro - một tác nhân không tốt cho sức khỏe có thể gây ung thư.

 

Axit oleic (là axit béo chưa no có một nối đôi) có ở hầu hết trong các chất béo động vật và thực vật nên dễ thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Các axit béo chưa no có nhiều nối đôi như linoleic, linolenic... có hoạt tính sinh học rõ ràng nhất còn được gọi là vitamin F hoặc axit béo cần thiết. Các axit này không được chuyển hóa trong cơ thể, chúng chỉ thỏa mãn nhờ thức ăn đưa vào. Riêng cơ thể có khả năng chuyển từ A. Linoleic sang A. Arachidonic (ARA là axit béo chưa no có 4 nối đôi) nhưng phải có sự tham gia của vitamin B6, hoạt tính của axit này cao gấp 2-3 lần axit linoleic, nó có nhiều trong mỡ cá nhưng ít trong thực phẩm khác. Dầu thực vật hoàn toàn không có ARA.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm