Nếu dáng đi có 3 dấu hiệu này, cần chú ý kiểm tra sức khỏe ngay
Ngắm lớp mascara hoàn hảo trên mắt cô đồng nghiệp xinh đẹp, chồng không khỏi giật mình hoảng hốt, lập tức về ôm vợ nghẹn ngào xin lỗi / Vợ nổi danh keo kiệt bỗng làm tiệc linh đình rồi mời họ hàng tới, nhưng tôi ngã quỵ khi âm thanh lạ vang lên từ chiếc loa giữa nhà
Dáng đi có thể tiết lộ rất nhiều vấn đề sức khỏe của bạn. Theo các chuyên gia, những dáng đi bất thường sau có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có bệnh, như đi khập khiễng, đi chậm, đi lảo đảo...
Để biết được dáng đi của mình như thế nào, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân quay lại dáng đi hoặc chụp ảnh lại để kiểm tra những bất thường dễ nhìn thấy.
1. Dáng đi khập khiễngBước đi khập khiễng là dấu hiệu cho thấy một trong hai chân đang bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do căng cơ, bong gân, rách sụn, viêm khớp, chiều dài 2 chân không đều hoặc các vấn đề về bàn chân.
Người có dáng đi khập khiễng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như thiếu cân bằng, hai chân yếu. Một số bệnh nhân đi khập khiễng cũng thường do chân không đều nhau hoặc do dị tật ở bàn chân, chân này ngắn hơn chân kia.
Những người đi khập khiễng khi về già thường có xu hướng đi đứng mất cân bằng, dễ ngã, khớp xương mòn nhanh hơn, đặc biệt là ở lưng, khớp hông hoặc đầu gối và bàn chân.
Nếu bạn bị đau ở chân một thời gian dài mà không phải do các yếu tố chấn thương ngoại cảnh như xước chân, dị vật ở bàn chân... thì nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám từ sớm.
2. Người có dáng đi chậmKhi bạn già, chúng ta thường có xu hướng bước chậm hơn do các cơ bắp ở thân dưới cơ thể yếu đi theo tuổi tác. Tốc độ co duỗi của những sợi cơ cũng giảm do vậy việc đi lại của bạn cũng sẽ trở nên chậm rãi hơn.
Tuy nhiên ở người trẻ hoặc tuổi trung niên, việc dáng đi chậm rãi, từ từ dù đã cố gắng điều chỉnh, cho thấy bạn đang gặp vấn đề về xương khớp như viêm khớp hoặc trọng lượng cơ thể quá nặng làm hạn chế tốc độ di chuyển, nhất là ở những người thừa cân béo phì.
Một chế độ ăn lành mạnh và đi bộ thường xuyên là cách tốt để người béo phì giảm cân.
3. Đi lảo đảoDáng đi lảo đảo cũng là biểu hiện của sự mất cân bằng, chủ yếu do cơ mông yếu. Dáng đi lảo đảo kiểu như chim cánh cụt là biểu hiện thường thấy của viêm xương khớp ở hông, bác sĩ Schwartz giải thích.
Người có dáng đi lảo đảo cần tập luyện thường xuyên hoặc thăm khám, kiểm tra các vấn đề về thần kinh. Người bị huyết áp thấp khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế bất thường cũng gặp hiện tượng lảo đảo.
Lời khuyên tư thế vận động đúng và tư thế sinh hoạt đúng
Mặc dù dáng đi thể hiện các vấn đề sức khỏe, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp dáng đi xấu là do không tập luyện hoặc sai tư thế trong lao động và sinh hoạt.
Xương khớp của con người rất dễ biến đối và suy yếu dần theo thời gian. Do vậy ngay từ sớm, cần thay đổi thói quen trong vận động và cải thiện tư thế xấu.
- Không được đi với dáng vai thõng xuống. Tư thế này sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng trên cột sống. Điều đó sẽ gây căng thẳng cho xương, cơ và khớp. Thõng vai xuống vừa ảnh hưởng đến lưng mà còn khiến làm sụt giảm nhanh chóng các cơ quan bên trong phổi và ruột, khiến hoạt động khó hơn. Theo thời gian, điều này sẽ khiến cho cơ thể khó tiêu hóa thức ăn và không nhận đủ không khí đảm bảo cho quá trình thở.
- Luôn đứng thẳng lưng, tư thế này sẽ giúp bạn trông đẹp hơn và cảm thấy thoải mái hơn. Luôn đứng thẳng giúp bạn tránh được một số hậu quả như gù lưng, vẹo cột sống khi về già. Thực hiện tư thế này cần đứng thẳng giữ đầu thẳng và ép cằm vào trong, tai cũng nên giữ ở giữa vai.
- Đứng thẳng bằng vai, đầu gối thẳng và bụng thon. Hạn chế để hông nhô ra bên ngoài. Không ngồi gục xuống bàn làm việc.
- Tư thế ngồi làm việc có thể là thoải mái nếu trượt và ngả người ra phía sau hoặc xoay một chút. Nhưng đó không phải là tư thế tốt. Hãy ngồi xuống ghế, đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại sau lưng để bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống. Cong đầu gối một góc phải và giữ cho chúng có cùng chiều cao hoặc cao hơn một chút so với hông.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về xương khớp, cần đi khám để kiểm tra ngay, ngay cả khi bạn đang còn trẻ tuổi và không hề có nguy cơ nào. Tuổi tác chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra các bất thường về xương khớp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ