Nếu đang gặp phải những vấn đề này bạn nên trồng vài khóm rau ngải cứu ngay kẻo muộn
Sáng ra thấy 4 dấu hiệu này khiến bạn cần đi khám ngay kẻo gặp rắc rối về sức khỏe / Hạt bí đỏ chớ vội vứt đi, giữ lại để ăn bạn sẽ thấy tác dụng kì diệu đối với sức khỏe
Cây ngải cứu còn có tên khác là ngải diệp, quá sú, thuốc cứu, nhả ngải, có linh li, đây là loài thực vật thuộc họ Cúc. Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, ưa độ ẩm, rất dễ trồng.
Ngải cứu là loại cỏ sống hoang dã ở các mô đất hoang, ruộng đồng lâu năm, thân cây có rãnh dọc, hay mọc với nhau thành từng bãi (nếu ngải cứu trồng sẽ mọc thành rãnh, thành hàng).
Ngải cứu có mặt trong các món ăn ưa thích của chị em như món gà tần, trứng ngải cứu, lẩu gà... nhưng ít ai đã biết những lợi ích sức khỏe thiết thực mà ngải cứu mang lại.
Ảnh minh họa
Ngải cứu chữa một số bệnh
Cây ngải cứu cũng thường được các thầy thuốc khuyến khích để điều trị các bệnh như cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh. Điều hòa kinh nguyệt, suy nhược cơ thể, kém ăn, giúp cầm máu tốt, trị bệnh gai cột sống,...
Cây ngải cứu tránh được ma quỷ
Từ xưa, con người đã trồng hoặc treo lá ngải cứu trên cổng nhà để tránh khỏi những ảnh hướng xấu của ma quỷ. Cho tới nay, con người vẫn tiếp tục làm theo cách đơn giản mà hiệu quả này.
Vào tết Đoan Ngọ (5/5 Âm Lịch) lấy cây ngải chế thành “Ngải Hổ” mang trên mình, thì có thể tránh được ma quỷ.
Các món ăn ngon chế biến từ rau ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, là nguyên liệu chính của nhiều món ăn ngon. Ví dụ:
Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).
Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.
Cháo ngải cứu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào ninh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp.
Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh