Nếu sử dụng không đúng cách, các thực phẩm sau có thể chứa độc tố gây chết người
Những thực phẩm giúp tăng cân an toàn và hiệu quả / Những thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả bạn biết
Một số loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vẫn được khuyên dùng thường xuyên như củ cải trắng, hạt điều, khoai tây, lạc… Tuy nhiên, trong các thực phẩm này lại tiềm ẩn một số chất độc mà chúng ta không bao giờ có thể ngờ đến.
Chất độc có trong các thực phẩm quen thuộc và luôn được tin dùng này xuất phát từ cách chế biến, bảo quản và sử dụng chưa đúng. Vì thế, cần loại bỏ ngay một số thói quen nấu nướng quen thuộc để bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.
Khoai tây
Khoai tây để lâu ngày thường mọc mầm, chuyển sang màu xanh hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng chất độc solanin rất cao.Do đó, khi ăn những loại khoai tây này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.
Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển màu, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Đồng thời, các bà nội trợ cũng không tích trữ quá nhiều khoai tây để ăn dần.
Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc, nhất là những người có làn da nhạy cảm.
Do đó, khi chế biến món ăn từ củ cải trắng, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên thân củ cải để tránh độc tố. Khi được nấu chín, chất độc này sẽ hết và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy, không nên thử ăn củ cải trắng sống, nhất là với trẻ em.
Hạt điều
Hạt điều thô chứa chất urushiol - một loại độc tố gây huy hiểm đến tính mạng con người. Khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong.Đó chính là lý do khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được sơ chế (hấp lên hoặc sấy khô hay chưa).
Nếu có cơ hội tiếp xúc với các loại hạt điều mới được thu hoạch xong, bạn không nên ăn thử ngay vì chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, tức ngực, khó thở. Đặc biệt, các gia đình ở Tây Nguyên trồng nhiều hạt điều cần nhắc nhở trẻ em không được thử ăn hạt điều thô để bảo vệ sức khỏe của chúng.
Lạc
Lạc tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người, đặc biệt là lượng chất béo tự nhiên trong sản phẩm này. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc.Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...
Vì thế, cần phơi lạc thật khô rồi mới đem cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Khi mua lạc về để sử dụng, bà nội trợ chú ý mua những hạt lạc căng, mẩy, có màu sắc tươi tắn và tuyệt đối tránh xa những hạt lạc có dấu hiệu bị mốc, thâm đen.
Củ sắn
Trong sắn có chứa chất độc xyanua, tích tụ nhiều ở phần vỏ. Khi luộc sắn, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.
Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Với những loại chất độc tiềm ẩn nêu trên, các bà nội trợ cần chú ý trong khâu chế biến và bảo quản thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình. Tương tự, các loại thực phẩm không tươi ngon, có dấu hiệu nấm mốc hoặc có mùi lạ cần phải loại bỏ ngay để tránh ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo