Đời sống

Ngày ‘đèn đỏ’ là thời điểm tốt để thải độc, làm 5 việc giúp tử cung sạch sẽ, tăng khả năng thụ thai

Trong ngày “đèn đỏ”, chị em đừng quên làm những việc này để giảm khó chịu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Luộc trứng đừng chỉ bỏ nước lạnh: Thả thứ này vào trứng dễ bóc vỏ bùi ngậy giàu dinh dưỡng hơn / Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày không nên dùng điện thoại: Có thể hỏng võng mạc, gây trầm cảm

Ăn đồ ấm và các loại rau giúp điều hòa kinh nguyệt

Tử cung của phụ nữ thường “sợ” lạnh vì thế nếu chị em ăn đồ lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ gây đau bụng kinh và ảnh hưởng đến khả năng tiết máu kinh của tử cung. Nghiêm trọng hơn có thể cản trở quá trình thải ra của máu kinh và gây tích tụ lại bên trong tử cung, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.

images (3) (1)
Ảnh minh họa

Trong kỳ kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng đồ ăn ấm nóng và bổ sung một số trái cây tính ấm như đào, mận, sầu riêng, na, ổi, hồng… Dù vậy, các loại quả này thường chứa nhiều đường, nếu lạm dụng có thể gây tăng cân và nổi mụn vì vậy chị em chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải.

Bên cạnh đó, rau diếp cá và rau ngải cứu là 2 loại rau có tác dụng tốt trong việc điều hoà kinh nguyệt vì thế chị em nên tăng cường.

Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận, rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.

Còn diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm… chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt, đái buốt, trị dị ứng và đặc biệt là điều hoà kinh nguyệt.

Uống nước ấm

 

Theo Đông y, ngày ‘đèn đỏ’ cơ thể của phụ nữ trở nên yếu ớt và lạnh hơn bình thường. Do đó, uống nhiều nước ấm vừa giúp xoa dịu dạ dày, làm ấm tử cung lại còn tăng tốc độ đào thải máu kinh ra ngoài. Nhờ vậy mà không những triệu chứng đau bụng kinh, đau lưng mất đi mà còn khiến tử cung sạch sẽ hơn.

Vào nhà vệ sinh để thoát máu kinh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu máu kinh có thể được bài tiết ra ngoài nhanh hơn thì sẽ có thể đào thải máu ứ và độc tố trong tử cung tốt hơn. Thực tế, máu kinh có thể chảy ra nhanh hay chậm có thể chịu sự tác động bởi con người, phụ nữ có thể học cách đi vệ sinh để thoát máu kinh tốt hơn.

Cách làm: Ngồi trên bồn cầu và để cơ thể hơi hướng về phía trước sau đó liên tục thực hiện động tác hít thở sâu, như vậy sẽ tạo áp lực nhất định lên tử cung và tạo điều kiện cho máu kinh thải ra ngoài nhanh hơn.

Chú ý vệ sinh trong ngày kinh nguyệt

 

Trong ngày “đèn đỏ” chị em nhất định phải chú ý đến việc vệ sinh. Thường xuyên thay băng vệ sinh và quần lót giúp vùng kín được sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

Nếu băng vệ sinh không được thay kịp thời rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây khó chịu, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới viêm nhiễm, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, dù lượng huyết ra ít hay nhiều cũng nên định kỳ thay băng vệ sinh 2 tiếng/lần.

Tránh sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc không được khuyến khích sử dụng trong những ngày “đèn đỏ” vì có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt, nội tiết tố và cơ quản sinh sản.

– Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa: Trong ngày “đèn đỏ”, niêm mạc tử cung bị bong ra ngoài, cổ tử cung giãn ra, “vùng kín” cũng ẩm ướt hơn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi. Sử dụng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nấm “vùng kín” vừa không có hiệu quả lại còn làm tăng khả năng vi khuẩn xâm lấn lên khoang tử cung do cổ tử cung bị giãn ra.

 

– Thuốc nội tiết: Trong kỳ kinh nguyệt, nội tiết của phụ nữ không ổn định. Nếu dùng thêm thuốc nội tiết có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Thuốc chống đông máu: Sử dụng loại thuốc này trong ngày “đèn đỏ” có thể gây hiện tượng rong kinh, thậm chí chảy máu nặng hơn.

– Thuốc cầm máu: Thuốc cầm máu có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, gây co thắt các mau mạch và làm ảnh hưởng đến việc đẩy máu ra ngoài tử cung dẫn tới ứ huyết.

Một số thực phẩm nên tăng cường ăn ngày đèn đỏ

Đậu đỏ

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số protein huyết tương, sắt, kali, canxi, magie … sẽ bị hao hụt. Chế độ ăn nhiều đậu đỏ, không chỉ giúp bổ máu mà còn có tác dụng làm trắng da.

Cần tây

Cần tây có chứa chất tự nhiên hiệu quả kích thích co thắt tử cung, giúp đẩy kinh nguyệt ra ngoài hiệu quả.

Gừng

 

Gừng tươi tính ấm, giúp bạn giữ thân nhiệt luôn ở mức ổn định và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn. Từ đó, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thật đều đặn. Trong gừng còn chứa nhiều dưỡng chất giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Đường đỏ

Đường đỏ tính ấm, vào tì, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thải độc. Trong kỳ kinh, uống nước đường đỏ giúp gia tăng tuần hoàn máu, bài tiết độc tố, máu kinh, làm ấm cơ thể, bổ sung năng lượng. Đồng thời, nước đường đỏ cũng giúp làn da của chị em trở nên mịn màng hơn.

Tiết lợn

Tiết lợn chứa hàm lượng sắt cao, dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Đồng thời, tiết lợn được gọi là “chất tẩy” của cơ thể người và việc ăn uống đúng cách có thể giúp thải máu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ngộ độc sắt và ảnh hưởng đến sự hấp thụ các khoáng chất khác. Vì vậy, không ăn quá 2 lần một tuần.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm