Ngày mưa gió làm lẩu gà kiểu này ai ăn chẳng thích, thơm ngon rẻ tiền lại lạ miệng hấp dẫn
Sai lầm khi ăn uống gây bệnh sỏi thận nghiêm trọng / Vừa về làm dâu được 10 ngày đã bị chị chồng chê "mâm cơm khó nuốt", ai ngờ tiếng mở cửa phòng bếp vang lên khiến chị ta run lẩy bẩy
Tự làm lẩu gà tại nhà
Nguyên liệu
Con gà mái 1,7 kg
400gr khoai tây nhỏ
100gr nấm rơm búp
300gr cà rốt
1/2kg dừa nạo
1 trái dừa xiêm
4 muỗng súp bột cà ri khô
2 muỗng súp bột cà ri nước
Tiêu, muối, đường, bột ngọt
6 tép tỏi, dầu ăn, ớt
4 muỗng súp màu hột điều đỏ
4 muỗng súp sả bào
4 cây sả, rau ăn lẩu rửa sạch.
Cách làm
Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo.
Ướp tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi bằm, 1/2 bột cà ri khô, 1/2 bột cà ri nước, sả bào, màu hột điều đỏ.
Để gà ngấm 15 phút.
Khoai, cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, luộc sơ, xào sơ, gia vị.
Dừa vắt lấy 1 chén nước cốt, 3 tô nước gião.
Sả bào bằm nhuyễn.
Sả cây cắt khúc, đập giập.
Nấm gọt sạch chân, ngâm nước lạnh pha bột năng 10 phút, xả sạch, xào sơ.
Chảo nóng cho 4 muỗng súp dầu, tỏi bằm phi vàng, cho bột cà ri khô, nước còn lại, màu hột điều, gà xào thật thấm, sả khúc, nước dừa xiêm, nước dừa gião.
Hầm gà mềm, cho nấm, khoai, cà rốt.
Khi tất cả chín, nêm lại, cho nước dừa, nấu thêm 5 phút.
Múc gà ra bát, dọn kèm chén muối ớt, đĩa bún hoặc bánh mì xắt khoanh. Hoặc bạn có thể vừa để gà trong nồi vừa thưởng thức và nhúng cùng với các loại rau.
Mẹo tuyệt hay để có những nồi lẩu ngon tuyệt
1. Lựa các loại nguyên liệu và gia vị, chuẩn bi nước dùng.
Chọn nguyên liệu tươi là điều kiện quan trọng để có thể nấu một nồi nước dùng ngọt và trong, sau đó mới nấu bằng sự khéo léo của bản thân.
Với lẩu gà thì cần phải chọn xương gà hoặc xương heo nguyên chất để nấu, không nêm nếm thêm các vị chua ngọt khác, bởi như thế sẽ làm ngải cứu khi nhúng không còn giữ được vị ngon.
Mỗi loại lẩu khác nhau thì có vị ngon riêng đặc trưng, theo đó ta sẽ chọn gia vị đi kèm thích hơp.
Với các loại lẩu gia súc bạn cần chuẩn bị thêm các gia vị như: hành tím nướng, gừng, sả, riềng. Chẳng hạn như nước lẩu bò không thể thiếu hành khô, quế chi, gừng, hoa hồi và thảo quả. Hoa hồi bẻ cánh, quế bẻ nhỏ, gừng và hành nướng thơm chín nhưng không được để cháy vỏ, bởi lớp vỏ đỏ của hành sẽ giúp làm trong nước dùng. thảo quả lấy phần hạt, sau đó đem giã nhuyễn rồi cho vào miếng vải buộc lại, thả vào nước dùng. Thông thường trên nồi nước lẩu bò, để giữ nhiệt và mùi thơm của tinh dầu thường có một lớp mỡ.
Với lẩu gà thì tương tự bạn cũng nướng gừng và hành khô, đập dập rồi cho vào nồi nước dùng. Cho vào thêm 1-2 cây sả, cà chua và dừa rồi bạn nêm nếm lại cho vừa miệng ăn. Nếu thích vị thuốc bắc bạn nên cho thêm 1 gói thuốc bắc vào nồi lẩu, nấm hương, sa tế, rau ngải cứu, rau muống và cải thảo rất thích hợp để dùng chung với lẩu gà.
2. Thời gian ninh nước dùng
Xương trước khi nấu phải chần qua nước sôi, sau đó cho vào nồi ninh trên lửa to, nước sôi thì vặn nhỏ lại, hớt bọt trong quá trình ninh xương.
Thời gian ninh xương tùy thuộc vào từng loại lẩu khác nhau, với nước dùng từ xương gà và heo thì khoảng 4-6 tiếng. Còn nước dùng bò thì có thể 8-10 tiếng lâu hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Với nước dùng hải sản thì không nên đun quá 45 phút, sẽ làm đục nước và chua.
Xương bò, đặc biệt là xương ống thì nên nướng với nhiệt độ cao trước khi ninh xương, như thế nước sẽ trong hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo