Đời sống

Nghệ An: Đổi đời nhờ nuôi những loài cá đặc sản trên hồ Hủa Na

Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na là nghề chính cho thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng của hơn 60 hộ dân ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).

Đến Nhật, đừng bỏ lỡ những trải nghiệm cực độc này / Giới trẻ Thái Nguyên thỏa sức "check-in" trong phim trường sống ảo

Gia đình ông Lương Văn Thái (SN 1963) ở xóm Đồng Tiến, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) là một trong những hộ dân đầu tiên ở đây mạnh dạn nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na, cho hay: Thời điểm đầu (năm 2013), tôi nhận thấy lòng hồ nước trong xanh, diện tích mặt nước lớn, có thể nuôi được cá lồng nên tôi và gia đình mạnh gian đầu tư làm lồng cá, mua giống về nuôi thử. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm, lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên lãi không được là bao.

Trải qua thời gian, kinh nghiệm hiện nay gia đình ông Tháiđã đầu tư hơn 10 lồng cá với nhiều loại cá đặc sản như cá lăng, cá vược, cá diêu hồng, trắm đen, rô phi mang lại giá trị kinh tế cao.

nghe an: doi doi nho nuoi nhung loai ca dac san tren ho hua na hinh anh 1

Anh Trần Văn Thuận (SN 1978) là hộ có số lồng cá lớn nhất khu vực hồ thủy điện Hủa Na đang kiểm tra cá tại lồng nhà mình.

Ông Lương Văn Thái cho biết: “Từ khi tích nước thủy điện Hủa Na, tôi và gia đình quyết nuôi cá lồng từ năm 2013 đến nay. So với trồng rừng và làm ruộng thì việc nuôi cá cho thu nhập cao hơn, lại nhàn. Đến nay, gia đình tôi thu nhập từ các cá lồng ổn định hơn, mỗi năm thu được hơn 100 triệu đồng”.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi những loài cá đặc sản, ông Thái cho biết: “Tùy từng loại cá sẽ có cách chăm sóc và liều lượng thức ăn khác nhau. Các loại như: rô phi, trắm đen, trắm cỏ chủ yếu cho ăn cỏ và các loại lá rừng. Còn các loại cá vược, cá leo, cá lăng thường ăn cá mương được đánh bắt ngay tại lòng hồ. Vào mùa hè, cá mương nhiều nên tranh thủ đánh bắt, phơi khô dự trữ thức ăn cho cá nuôi vào mùa đông".

nghe an: doi doi nho nuoi nhung loai ca dac san tren ho hua na hinh anh 2

Ông Lương Văn Thái (SN 1963) ở xóm Đồng Tiến, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) cùng vợ đang cho cá ăn.

Trong khi đó, Trần Văn Thuận (SN 1978) ở là hộ có số lồng cá lớn nhất khu vực hồ thủy điện Hủa Na kể: Vào năm 2014, anh cùng gia đình lên lòng hồ Hủa Na mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá trên lòng hồ, cũng tại đây bắt đầu bén duyên với nghề nuôi cá lồng. Đầu năm 2015, thấy có hộ dân chuyển nhượng 3 lồng cá với giá rẻ nên tôi đã mua để nuôi thử, lứa đầu thu lãi 30 triệu đồng. Lúc đó gia đình tôi phấn khởi lắm. Sau nay tôi mạnh dạn vay thêm vốn đầu tư xây thêm lồng nuôi và nguồn cá giống.

 

Hiện, gia đình anhThuận đang có tới 30 lồng cá lớn nhỏ với gần 6 tấn cá, trong đó có một số loài đặc sản như cá vược, ca trắm đen, cá leo, cá lăng.

Anh Thuận phấn khởi cho biết: “Ở lòng hồ hiện có rất nhiều loài cá mang giá trị kinh tế cao được người dân đầu tư phát triển, trong đó cá vược là loài mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do loài cá này không những có chất thịt thơm, ngon mà còn có hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội hơn các loài cá khác. Riêng năm 2017, một lồng cá vược gia đình tôi đã thu lãi hơn 100 triệu đồng”.

nghe an: doi doi nho nuoi nhung loai ca dac san tren ho hua na hinh anh 3

Ông Lương Văn Thái (SN 1963) ở xóm Đồng Tiến, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) câu cá vược lên để xem tình hình phát triển của đàn cá.

“Bên cạnh những cái được và thuận lợi, việc nuôi cá lồng đang gặp một số khó khăn như: Nguồn thức ăn cho cá vào mùa đông bị giảm sút, chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và giải quyết đầu ra sản phẩm đang là vấn đề cấp thiết nhất.” – anh Thuận nói thêm.

 

Ông Lương Thái Quý - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: "Việc khai thác tiềm năng nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hủa Na đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cùng với đó còn khai thác được tiềm năng lòng hồ để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao. Vì thế, hằng năm chính quyền địa phương đều quan tâm, hỗ trợ mỗi hộ dân từ 10 – 15 triệu đồng tùy theo từng dự án để mở rộng, xây thêm lồng nuôi cá".

Tuy nhiên, cũng theo ông Quý, việc giải quyết đầu ra còn nhiều trở ngại bởi các hộ dân nuôi cá chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, giá thành còn ở mức cao, chưa cạnh tranh được với giá cả trên thị trường. Lãnh đạo địa phương đang cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm để bà con yên tâm phát triển.

nghe an: doi doi nho nuoi nhung loai ca dac san tren ho hua na hinh anh 4

Những chiếc lồng cá chi chít trên long hồ thủy điện Hủa Na, giải quyết được việc làm cho người dân và cho thu nhập ổn đinh.

Ông Phan Trọng Dũng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quế Phong (Nghệ An) chia sẻ: Nghề nuôi cá ở lòng hồ Hủa Na cũng vất vả như bao nghề khác, Thời điểm khi cá giống còn nhỏ, thức ăn cho chúng phải bằm nhuyễn hoặc xay nhỏ trộn lẫn bột ngô cho ăn ngày 3 lần. Thời điểm đầu, cá nhỏ sức đề kháng yếu nên hay có các triệu chứng bệnh nấm, trên vảy xuất hiện những đốm đỏ, còn đối với các loại cá da trơn sẽ bị thối và phân hủy dần trên da, phải lấy bỏ vào thùng riêng để ngâm thuốc tím khoảng 10 – 15 phút rồi thả lại lồng.

 

Để phòng bệnh, theo ông Dũng, người nuôi cần thường xuyên treo các bịch vôi trong các lồng cá, cứ 10 ngày thay 1 lần. Khi lớn lên gần bằng bàn tay thì chăm sóc rất dễ. Đây là một nghề mới, cho thu nhập ổn định giúp bà con nhân dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm