Nghe mẹ chồng mách tội con gái và câu nói đùa của bà mà tôi ức vô cùng, muốn về đón con ngay lập tức
Sáng thứ 2, tôi trở về nhà với khuôn mặt nặng trịch, mẹ hỏi một câu: "Muốn mẹ chết hay sao?" khiến tôi hoang mang với quyết định của mình / Học sinh tiểu học viết bài văn, chỉ 8 dòng mà khiến cô giáo bật khóc và lập tức chấm 10 điểm
Mẹ chồng và tôi có không ít điểm khác biệt. Bà là người phụ nữ nông thôn cả đời chỉ quanh quẩn vườn tược với chồng con không đi đâu xa quá 3km. Tôi thì lối sống và tư duy hiện đại hơn. Vì vậy, những lúc trò chuyện với mẹ chồng, tôi thường cảm thấy có một khoảng cách không dễ gì lấp đầy.
Mỗi dịp hè đến, tôi lại đứng trước quyết định liệu có nên để con mình về quê với bà không. Năm ngoái con tôi học lớp 1, tôi đăng kí trại hè nên chỉ về quê mấy ngày, năm nay chồng tôi cứ muốn cho con về quê chơi với bà lâu lâu 1 chút. Bình thường tôi đã không thoải mái, nay lại càng lo lắng khi phải gửi gắm con mình cho bà. Nhưng rồi, vì muốn cho chồng tôi một niềm vui và cũng là để con có cơ hội hiểu, thêm yêu quý người bà của mình, tôi đã đồng ý, dù trong lòng không hề dễ dàng.
Đưa con về, tôi dặn dò bà từng chút một, những thói quen hàng ngày của con, lịch ôn kiến thức hè. Tôi cũng nhờ mẹ chồng hãy nghiêm khắc với con để nó tiến bộ hơn.
Ảnh minh họa (AI) |
Tôi biết bà không phải là người xấu. Bà có những thói quen mà ở thời nay, nhiều người sẽ gọi là lạc hậu, như việc làm gì cũng qua loa, ăn nói không khéo léo, thường xuyên huyên thuyên những chuyện không đầu không đuôi với các cháu. Tính cách ấy của bà, đôi khi khiến tôi không khỏi khó chịu. Nhưng sau cùng, tôi cũng hiểu và thông cảm, bởi đó là cách sống, là những thói quen đã đồng hành cùng bà suốt cuộc đời.
Nhưng rồi sự việc hôm qua xảy ra khiến tôi muốn về đón con ngay lập tức. Mẹ chồng tôi gọi điện lên mách với tôi về cháu gái. Bà kể rằng con bé đã cãi bà, có những lời lẽ hỗn láo. Nghe chuyện, tôi không thể tin nổi vào tai mình, không phải cháu mà là từ bà. Khi mọi người đã ăn cơm xong con tôi ăn chậm nên còn 1 mình nó. Bà giục nó ăn nhanh lên thì nó cứ nhìn bà rồi nghịch linh tinh. Tôi không thể hiểu nổi bà nghĩ gì khi đùa cợt với cháu nội mình bằng câu nói: "Ăn đi nhìn cái gì mà nhìn, chọc mù mắt giờ". Là một đứa trẻ 8 tuổi, con tôi đã phản ứng lại bằng cách bỏ bát xuống và cãi lại, dù với những lời lẽ khó chấp nhận. Nó bảo: "Bà làm đi rồi mà đi tù lại mang tiếng làm hại cháu nội".
Tôi không hiểu bà nghĩ cái gì mà đùa cháu như thế để nó có cơ sở cho sự hỗn hào. Bà kể lại có nghĩa bà thấy câu bà nói không có vấn đề gì mà vấn đề đang ở phía con tôi. Tôi muốn về đón con ngay lập tức nhưng chồng tôi đã ngăn cản. Anh ấy nói rằng cần có thời gian để mọi việc lắng xuống, để cả hai bên có thể nhìn nhận lại một cách tỉnh táo hơn.
Trong đầu tôi lúc này đầy rối bời. Tôi để con ở nhà với bà không biết tư duy của nó còn lệch lạc đến đâu. Đâu là giải pháp để tất cả có thể sống hòa thuận, khi mỗi người đều có những thói quen và quan điểm khó thay đổi? Tôi thật sự không biết nói sao, phân tích thế nào để mẹ chồng hiểu sự vô tư của bà ảnh hưởng rất lớn đến các cháu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?