Đời sống

Nghe xong 2 câu chuyện này, đảm bảo bạn sẽ “tự trả tiền” khi đi ăn uống mãi mãi

Tôi tin chắc rằng sau khi đọc xong những dòng chia sẻ, ai cũng phải suy nghĩ lại và chẳng bao giờ giành trả tiền hay để cho người khác thanh toán hết 100% nữa. 10 người tôi chia sẻ là hết 10 người đã thay đổi và làm theo tôi hoàn toàn.

Phụ nữ sở hữu 3 nét phúc tướng cả đời có thể ăn sung mặc sướng, sau 35 tuổi cuộc sống càng thăng hoa / Treo tranh phòng khách không nên chọn 4 loại này, dễ khiến gia chủ tán lộc cuộc sống đang bình yên nổi toàn giông bão

Tôi có thói quen là đi ăn hay đi chơi với ai cũng hay share tiền đều, dù người kia có giành trả cũng thế. Những lúc đó, ai cũng thắc mắc và thật sự có người không vui hay thậm chí còn khó chịu. Tôi lúc đầu cũng chỉ nói là đó là tính sòng phẳng của mình thôi, nhưng vì thấy chưa ai hiểu nên tôi muốn chia sẻ lại cho các bạn lý do với mong muốn mọi người sẽ thông cảm và thậm chí tập theo thói quen giống như tôi.

Câu chuyện tại xe hủ tiếu gõ và bài học không nên giành trả tiền

Có buổi tối nọ đi lang thang và chán nản với công việc, tôi ghé ăn tại 1 xe hủ tiếu gõ nằm trên vỉa hè quận Bình Thạnh. Tôi đang ăn thì thấy một bác bán vé số bước vào gọi 1 tô hủ tiếu không, xin nhiều hủ tiếu. Lát sau còn có 1 lũ nhóc bán sing-gum vô ăn nữa.

Trước khi ngồi xuống ăn còn vội mời luôn mấy vị khách ở đó mua vé số nhưng cũng chẳng ai mua, bác ấy cũng chẳng buồn và ngồi xuống ăn.

Tôi nhìn thấy bác tuy bán vé số ngồi lui thủi một mình thấy thương nên lúc về nói với anh bán hủ tiếu tôi trả tiền cho ông bác ấy. Anh bán hủ tiếu cũng ra vẻ mặt thắc mắc nhưng tôi chặn ngay từ đầu: “Em là người quen của bác, em trả tiền đi trước thôi à”. Anh ta chấp nhận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vài ngày sau, ghé lại quán. Lúc này mới dọn hàng, chưa có khách nên anh ta lại nói chuyện vài câu với tôi. Anh nói:”Hôm trước em nói bác bán vé số là người quen của em hả?”

Dạ, anh. Sao thế?

Nhà bác cạnh nhà anh mà, kỳ vậy ta?

À, thật ra em không quen, nhưng thấy bác tội tội nên em muốn trả tiền vậy thôi à. Em ngại nên nói người quen vậy thôi.

 

À, à, hiểu rồi. Muốn giúp người nhưng không muốn phô trương ha. Nhưng em có biết hoàn cảnh bác ấy như thế nào không?

Không anh, sao thế?

Nhà bác khá giả, con cháu toàn làm lớn, mua hẳn cho bác ấy 1 căn nhà to nhưng chỉ có bác với người giúp việc ở nhà. Bác ấy ở nhà buồn nên lấy vé số bán dạo dạo cho vui vậy chứ tiền xài không hết. Bác ấy thừa tiền nên lấy danh bán vé số mà tập hợp lũ trẻ lại, cho tụi nó ít vốn bán sing-gum, kẹo,…để tụi nó tự kiếm tiền ấy.

Hôm bữa em mời cả nhóm, bác có nói với anh:”Thật ra, bác có thể cho bọn nó luôn hẳn 1 cục tiền để bọn nó khỏi vất vả, nhưng bác không muốn, bác muốn tụi nó có thể có 1 công việc vừa học vừa làm tự bươn chải để quý trọng đồng tiền hơn và dù sau này không có ai giúp đỡ tiền bạc thì tụi nó vẫn có thể sống bằng chính đôi tay tụi nó”.

Việc làm của em là tốt, nhưng bác cũng nhờ anh gửi tiền lại cho em đây. Bác quý tấm lòng em, nhưng ai cũng vất vả mới có được tiền, chỉ cần trả đúng những gì mình xài, xài đúng những gì mình làm thì đồng tiền nó mới có ý nghĩa.

 

Sau lần ấy tôi đã không còn giành trả tiền cho bất cứ ai.

Câu chuyện tại quán ăn và bài học không nên để người khác trả tiền cho mình

Tôi có một người bạn sống lâu năm ở Mỹ về Việt Nam, trong một lần mời bố con người bạn cũ đi ăn, chúng tôi đã có một buổi nói chuyện rất vui vẻ. Nhưng đến khi thanh toán thì bạn tôi nhất quyết đòi chia tiền ăn chứ không để tôi trả, khiến tôi có phần không vui.

Trên đường về nhà, người bạn cũ đã hỏi tôi: “Có phải việc chia tiền đã khiến cho cậu cảm thấy mất mặt không?”. Vì chúng tôi là bạn thân nên tôi không có gì phải giấu, tôi đã gật đầu. Bạn tôi nói, để tớ kể cho cậu nghe một chuyện. Ở một trường trung học tại tiểu bang Wisconsin có một học sinh Việt Nam và 1 học sinh Mỹ cùng nhau đi leo núi. Trong khi hai cậu học sinh này đang leo núi thì bỗng nhiên họ bị những tảng đá ở trên sạt lở rơi xuống và bị kẹt ở trong đó. Học sinh người Mỹ bị tảng đá rơi vào chân và cậu cho rằng xương đã bị gãy. Nếu như đợi đến buổi tối khi thời tiết trở lạnh cộng thêm đói khát thì họ có thể bị hôn mê bất tỉnh, thậm chí là mất mạng.

Cậu học sinh người Mỹ đã bắt đầu thử trèo lên, những vết máu do bị thương ở đùi đã chảy khắp cả phiến đá. Khi trèo đến tảng đá cao nhất, do chân cậu bị thương nên không thể dẫm lên những mỏm đá. Cậu không thể tiếp tục treo lên chỉ bằng 2 bàn tay nên lại bị rơi xuống dưới. Đã bị thương lại còn bị thương nặng hơn nữa, cậu bé người Mỹ gần như tuyệt vọng nằm trên bãi đá. Nhưng chỉ hơn 10 phút sau, cái lạnh và những vết thương đã khiến cho cậu tê dại, cậu cảm thấy rằng nhất định phải mau chóng thoát khỏi đây. Sau đó cậu bé người Mỹ này đã quyết định thử trèo lên một lần nữa, và lần này cậu đã thành công.

 

Khi đã trèo lên tảng đá cao nhất, nhưng việc trèo xuống để đi ra ngoài đối với đôi chân bị đau là việc không thể. Cậu đã nhắm mắt, và để cho cơ thể mình tự lăn xuống dưới…Không ai ngờ được cậu học sinh người Mỹ này lại có thể kiên trì bò được về đến thị trấn. Thông qua kiểm tra cho biết, chân trái của cậu bé đã bị gãy, xương sườn cũng bị gãy 2 cái do lăn từ tảng đá xuống đất. Mọi người đã vội vã đưa cậu đến bệnh viện và phái người đi cứu cậu học sinh người Việt Nam.

Trong cái giá lạnh và sợ hãi, học sinh người Việt Nam đang nằm thoi thóp thở, nếu nhân viên cứu hộ đến muộn chút nữa thì rất có thể sẽ khiến cậu mất đi tính mạng. Khi bạn tôi kể đến đây, tôi phát hiện ra con của bạn tôi mặt hơi đỏ và nói: “Chú ơi, cậu học sinh Việt Nam đó chính là cháu”. Bạn tôi hỏi: “Tại sao học sinh người Mỹ kia lại kiên cường hơn con tớ, cậu có biết không?”, tôi lắc đầu tỏ vẻ không hiểu. Bạn tôi trả lời: “Thực ra nguyên nhân đằng sau là vô cùng đơn giản, bởi vì trẻ em Mỹ từ rất nhỏ, khi đi ra ngoài ăn đều phải tự trả tiền. Họ đều dạy con cái của mình lý do của việc tự trả tiền, đó là ‘cho dù có gặp phải chuyện gì thì cũng không có ai có thể trả tiền cho con, cho dù là bố mẹ, người thân hay bạn bè của con’”.

Do đó cậu học sinh người Mỹ này hiểu được rằng, cho dù tình huống có nguy hiểm đến mấy, nếu muốn tiếp tục sống thì nhất định phải dựa vào chính bản thân mình. Còn học sinh Việt Nam thì lại nhận được quá nhiều sự giúp đỡ, cho dù là họ không hành động thì rất có thể sẽ mất đi sinh mạng, nhưng họ đã quen với việc chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác. “Không có ai sẽ trả tiền cho bạn”, chỉ một câu nói đơn giản nhưng đã tạo dựng lên một nét đặc trưng về sự tự lập và nghị lực của người Mỹ.

Tôi trước đó cũng không hề nghĩ xa xôi đâu. Thấy chuyện trả tiền qua lại vẫn ổn, khi thì mình trả khi thì người kia trả, đâu có mất mát gì. Tuy nhiên sau khi đọc được câu chuyện ấy thì tôi nghiệm ra được khá nhiều điều:

Mời người ta, trả tiền thay cho người đôi lúc cũng không phải là hay đâu. Câu chính xác là nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại khá đúng trong trường hợp này.

 

Trả một lần không có nghĩa là có thể trả suốt đời. Mình cho người ta, rồi hôm sau người ta ỷ lại thì sao. “Nên cho cần câu chứ không nên cho con cá”.

Sẽ có người người ta thích được mời, mình mời họ còn vui hơn. Ở trường hợp này tôi chỉ muốn nói với bạn 1 câu “lòng tham con người là vô đáy, nay bạn mời thì bạn đang khoét sâu cái lòng tham ấy thêm thôi”.

Dạy con cũng vậy, hãy học cách của người Mỹ là để cho con tự lập ngay từ khi còn nhỏ, rồi nó sẽ dễ thành công hơn trong tương lai.

Trẻ em Mỹ từ rất nhỏ, khi đi ra ngoài ăn đều phải tự trả tiền. Họ đều dạy con cái của mình lý do của việc tự trả tiền, đó là “cho dù có gặp phải chuyện gì thì cũng không có ai có thể trả tiền cho con, cho dù là bố mẹ, người thân hay bạn bè.

“Không có ai sẽ trả tiền cho bạn”, “không ai cho không ai cái gì” là 2 câu cần thiết. Có thể đợt này mình mới, đợt sau mình mời lại nhưng Đôi khi cũng chẳng cần người kia phải mời lại nhưng thật ra chưa chắc gì người ta cần mình trả tiền, nhưng chi cho khổ vậy. Thà sòng phẳng để khỏi ai có tâm lý “mang nợ” nhau.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm