Nghĩa của từ "nghèo rớt mồng tơi": Nghe "mồng tơi" tưởng một loại rau, thực chất nó lại có nghĩa hoàn toàn khác
Dân tình sửng sốt trước 'vẻ đẹp tri thức' cực đỉnh của hot girl từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia 9 năm trước / 'Nam thần Miến Điện' có đám cưới dát vàng với vợ hơn 9 tuổi, thực hư ra sao?
Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng câu "nghèo rớt mồng tơi" để chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu về tiền bạc. Về sau, câu nói được biến tấu cách đọc theo nhiều kiểu khác nhau, chẳng hạn như: "Nghèo sập giàn mồng tơi", "Nghèo rớt cái hột mồng tơi", "Nghèo không còn cái hột mồng tơi để mà rớt",…
Vậy câu nói “nghèo rớt mồng tơi” thực chất có nghĩa là gì? Đại đa sốđều hiểu từ kép “mồng tơi” hay “mùng tơi” trong thành ngữ này là rau mồng tơi, lá mồng tơi. Tức là một thứ rau thuộc loại dây leo, lá dày, màu xanh, có tính nhớt, thường dùng nấu canh, ăn mát. Và người ta đã hiểu rằng những người phải ăn thứ rau mồng tơi này, là hạng người nghèo mạt. Đó là vì họ cho rằng mồng tơi là loại rau tầm thường, rẻ tiền, chỉ những hạng cùng đinh mới phải ăn nó.
Nhiều người khi nghe thành ngữ này thường liên tưởng đến rau mồng tơi - loại rau thường xuất hiện trong mâm cơm thường ngày.
Tuy vậy, cách hiểu này là hoàn toàn sai lầm. “Mồng tơi" không phải tên của loại rau mà là tên của một bộ phận trong chiếc áo tơi - một loại áo khoác hờ để tránh mưa được ghép từ nhiều lớp lá. Mồng tơi (mùng tơi) là phần trên của áo tơi dùng để che mưa nắng. Người dân quê đi làm đồng, mưa, gió, bão, rét căm căm, cũng chỉ có mỗi một cái áo tơi lá che thân. Ở những vùng đất nghèo “cày lên sỏi đá" như ở miền trung, có những nông dân nghèo đến độ cái áo tơi lá đã rách nát mà vẫn phải đeo trên người. Có khi cái áo đã rơi rụng hết lá, chỉ còn lại có mỗi cái mồng tơi dính trên vai.
Mồng tơi thường được kết dày bằng các dọc lá tốt nên khi tơi rách thì mồng tơi vẫn còn nguyên. Áo tơi mà rớt mồng tơi là rách nát hoàn toàn, không thể che mưa nắng được nữa. Người mà dùng loại áo tơi này hẳn là rất nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy mà mới có cách ví von “nghèo rớt mồng tơi”.
Áo tơi thực chất là loại áo che nắng che mưa do người nông dân sáng tạo ra từ thời xưa.
Chiếc áo tơi được người nông dân Việt Nam sáng tạo để che nắng, che mưa khi làm công việc đồng áng từ cả 1 thế kỷ trước. Vậy nên cho đến ngày nay, dù không còn được sử dụng rộng rãi thì loại áo này vẫn được xem như một nét đẹp trong văn hoá nước ta. Chiếc áo che mưa rất hiệu quả, bảo vệ cơ thể vào cả những ngày nắng nóng. Khi đi làm đồng, áo tơi truyền thống sẽ bảo vệ phần lưng của người nông dân khi phải khòm lưng xuống cày cấy. Khi xong việc, họ còn có thể trải chiếc áo ra để nằm nghỉ hoặc làm thảm lót mâm cơm, có thể dùng để đốt lửa nấu trà nếu cần thiết.
Nghèo rớt mùng tơi ý chỉ nghèo đến cái áo đã rơi rụng hết lá, chỉ còn lại có mỗi cái mồng tơi dính trên vai.
Với bề dày lịch sử gian truân của đất nước ta thì chiếc áo tơi truyền thống này đã là công cụ gắn liền với đời sống cơ cực của người nông dân mộc mạc ở làng quê. Chúng đã cùng họ trải qua và chứng kiến biết bao sự kiện và bảo vệ họ trong biết bao nhiêu năm tháng, là chiếc áo không thể vững chắc hơn đồng hành với người dân nghèo.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến