Nghiên cứu mới: Mỗi ngày ăn 1 quả này giúp ngăn ngừa ung thư - Việt Nam có rất nhiều!
5 loại rau củ 'ngậm' đầy độc tố, ăn lượng rất nhỏ cũng gây ung thư / Dấu hiệu cảnh bảo ung thư đang nhen nhóm phải đi khám gấp
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Newcastle và Đại học Leeds, Vương quốc Anh, thực hiện, vừa được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư.
Nghiên cứu đã xem xét gần 1.000 bệnh nhân mắc hội chứng Lynch - một dạng rối loạn di truyền khiến người bệnh dễ mắc một số bệnh ung thư hơn.
Hội chứng Lynch là gì?
Hội chứng Lynch là một dạng rối loạn di truyền khiến người bệnh dễ mắc một số bệnh ung thư hơn.
Khoảng 200.000 người Anh được cho là mắc hội chứng Lynch, tuy nhiên chỉ 5% biết mình mang bệnh.
Theo Dịch vụ Y tế Anh (NHS), khoảng một nửa số người mắc hội chứng Lynch sẽ phát triển ung thư đại trực tràng.
Tổ chức từ thiện Ung thư Đại trực tràng Vương quốc Anh ước tính có 1.200 trường hợp ung thư đại trực tràng do hội chứng Lynch gây ra mỗi năm ở nước này.
Hội chứng này cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 1.000 trường hợp ung thư khác ở Anh mỗi năm.
Tại Mỹ, hội chứng Lynch ước tính gây ra khoảng 4.200 ca ung thư đại trực tràng và 1.800 ca ung thư tử cung mỗi năm.
Trong nghiên cứu, người tham gia được chia làm 2 nhóm: nhóm được cho tiêu thụ tinh bột kháng ở dạng bột hằng ngày và nhóm dùng giả dược. Lượng tinh bột kháng được sử dụng tương đương tinh bột kháng trong một quả chuối xanh. Thời gian thử nghiệm này kéo dài là trung bình hai năm.
Tinh bột kháng là một dạng carbohydrate, có nhiều trong chuối xanh cũng như yến mạch, ngũ cốc và đậu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tinh bột kháng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nhưng làm giảm tới 60% nguy cơ ung thư phát triển ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể.
Tác dụng bảo vệ này đặc biệt mạnh đối với các bệnh ung thư đường tiêu hóa trên, ví dụ ung thư thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy và tá tràng, các bệnh ung thư có thể khó phát hiện.
Cụ thể, trong nghiên cứu, chỉ có 5 trường hợp ung thư đường tiêu hóa trên được phát hiện trong nhóm 463 người đã dùng tinh bột kháng. Con số này ở nhóm dùng giả dược là 21 trường hợp.
Trong nghiên cứu, tác dụng bảo vệ kéo dài trong 10 năm sau khi mọi người ngừng sử dụng tinh bột kháng. Các chuyên gia hy vọng những phát hiện này cũng có thể hữu ích cho dân số nói chung, không chỉ những người mắc hội chứng Lynch.
Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng hơn chuối chín.
Giáo sư John Mathers, một chuyên gia về dinh dưỡng con người tại Đại học Newcastle, cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng tinh bột kháng làm giảm hơn 60% nguy cơ mắc một loạt bệnh ung thư. Hiệu ứng rõ ràng nhất ở đường tiêu hóa trên".
"Điều này rất quan trọng vì ung thư đường tiêu hóa trên rất khó chẩn đoán và thường không được phát hiện sớm", chuyên gia nói.
Giáo sư Mathers nói thêm rằng liều lượng tinh bột kháng được sử dụng trong nghiên cứu gần tương đương với liều lượng tinh bột kháng trong một quả chuối xanh.
Ông nói: "Tinh bột kháng có thể được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng và được tìm thấy tự nhiên trong các loại đậu, yến mạch và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác".
"Liều lượng sử dụng trong thử nghiệm tương đương với việc ăn một quả chuối hằng ngày trước khi chúng trở nên quá chín và mềm. Tinh bột trong chuối sẽ kháng lại lại sự phân hủy thức ăn và đi xuống ruột, tại đây nó có thể thay đổi loại vi khuẩn sống trong ruột".
Chuối xanh thường được sử dụng để chế biến món ốc nấu chuối đậu.
Tinh bột kháng không được tiêu hóa trong ruột non mà sẽ được lên men trong ruột già. Các nhà nghiên cứu cho rằng tinh bột kháng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, làm thay đổi quá trình sản xuất axit mật.
Giáo sư Mathers giải thích: "Chúng tôi nghĩ rằng tinh bột kháng có thể làm giảm sự phát triển ung thư bằng cách thay đổi quá trình chuyển hóa của axit mật và giảm các loại axit mật có thể phá hủy ADN của chúng ta và cuối cùng gây ra ung thư Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu thêm".
Giáo sư Tim Bishop, một chuyên gia về di truyền học tại Đại học Leeds, người cũng tham gia vào nghiên cứu, cho biết kết quả rất thú vị nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Ông nói: "Các kết quả nghiên cứu rất thú vị nhưng mức độ bảo vệ đường tiêu hóa trên chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm để khẳng định những lợi ích này".
Chuối xanh thường ít ngọt hơn chuối chín và có thể có vị đắng.
Chuối thường được thu hoạch khi chúng vẫn còn xanh. Điều này giúp đảm bảo chúng không quá chín trước khi đến tay khách hàng.
Ngoài khác nhau về màu sắc, chuối xanh và chuối chín còn khác nhau ở một số điểm sau:
- Hương vị: Chuối xanh ít ngọt hơn. Trên thực tế, chúng có thể hơi đắng.
- Kết cấu: Chuối xanh thường chắc hơn chuối chín.
- Thành phần: Chuối xanh có hàm lượng tinh bột cao hơn. Khi chuối chín và chuyển sang màu vàng, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường.
Ngoài ra, chuối xanh khó bóc hơn, chuối chín dễ bóc hơn.
Lượng tinh bột trong chuối thay đổi thế nào khi chuối chín?Theo chuyên trang dinh dưỡng Healthline, thành phần chủ yếu trong chuối xanh là tinh bột - chiếm 70–80% trọng lượng khô. Phần lớn trong số đó là tinh bột kháng, không được tiêu hóa trong ruột non. Tuy nhiên, chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín.
Trong quá trình chín, tinh bột chuyển thành đường đơn (sucrose, glucose và fructose). Điều thú vị là chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột.
Chuối xanh cũng là một nguồn cung cấp pectin dồi dào. Loại chất xơ này được tìm thấy trong trái cây và giúp chúng giữ được hình dạng cấu trúc.
Pectin bị phá vỡ khi chuối quá chín, khi chuối trở nên mềm hơn.
Tinh bột kháng và pectin trong chuối xanh có thể có một số lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp