Đời sống

Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư gan

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Và giờ đây, những người thích uống cà phê có thể cảm thấy may mắn vì thói quen này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là rất tốt cho chức năng gan.

Chuyên gia chống ung thư chỉ ra 3 thứ thải độc và thúc đẩy trao đổi chất để tế bào ung thư không thể tồn tại / Các nhà nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa gừng và bệnh ung thư

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Public Health, uống khoảng 3 ly cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và các bệnh gan khác. Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen uống cà phê của hơn 494.000 người tại Biobank (cơ sở dữ liệu y sinh của Anh) và theo dõi sức khỏe gan của họ trong hơn 11 năm.

Những người tham gia có độ tuổi từ 40 - 69, trong đó 384.818 người thích uống cà phê và 109.767 người không thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thích uống cà phê xay có chứa caffeine hoặc đã khử caffeine sẽ nhận được nhiều lợi ích cho gan, những người uống cà phê hòa tan thì hiệu quả kém hơn.

Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư gan - Ảnh 1.

Thường xuyên uống cà phê được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh gan

Theo đó, những người uống cà phê sẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính thấp hơn 21%, mắc bệnh gan nhiễm mỡ thấp hơn 20% và nguy cơ tử vong vì bệnh gan mãn tính thấp hơn 49% so với những người không uống cà phê.

Trong một nghiên cứu khác từ các chuyên gia của Đại học Southampton và Đại học Edinburgh (Anh), họ đã kiểm tra dữ liệu từ 26 thử nghiệm với hơn 2,25 triệu người tham gia. Từ đó cho thấy, so với những người không uống cà phê, nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan ở những người uống 1 cốc mỗi ngày thấp hơn 20% Khi uống 2 cốc cà phê, con số này là 35%.

“Nhiều người tin rằng cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và những phát hiện mới này của chúng tôi càng khẳng định rằng đồ uống này có thể tác động tích cực để nguy cơ ung thư gan”, Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Oliver Kennedy thuộc Đại học Southampton (Anh), cho biết.

Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư gan - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 

“Chúng tôi đã nghiên cứu ra rằng tùy thuộc vào liều lượng, cà phê có thể làm giảm bệnh xơ gan và ung thư gan. Bên cạnh đó, đồ uống này cũng được cho là có tác dụng giảm nguy cơ tử vong do nhiều bệnh lý nguyên nhân khác. Nghiên cứu của chúng tôi còn bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, nếu dùng ở mức độ vừa phải, cà phê có thể là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời”, Giáo sư Peter Hayes, thuộc Đại học Edinburgh (Anh), cho biết thêm.

Khi cơ thể tiêu hóa caffeine sẽ tạo ra một chất hóa học gọi là paraxanthine làm chậm sự phát triển của mô sẹo liên quan đến xơ hóa. Vậy nên tình trạng sẹo gan, xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu cũng được cải thiện khi thường xuyên uống cà phê với lượng vừa phải khoảng 2 -3 tách. Axit trong cà phê có thể có tác dụng chống lại virus gây bệnh viêm gan B.

Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư gan - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

 

Bệnh gan mãn tính là một vấn đề sức khỏe lớn trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Liver Trust của Anh, bệnh gan là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sớm ở Anh, với số ca tử vong đã tăng 400% kể từ năm 1970. Trong khi đó theo thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu, ung thư gan là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ 6 trong số 10 loại ung thư thường gặp.

 

“Điều quan trọng là mọi người phải cải thiện sức khỏe gan không chỉ bằng cách uống cà phê mà còn phải cắt giảm đồ uống có cồn cũng như giữ cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh”, Vanessa Hebditch, thuộc Tổ chức Liver Trust của Anh cho hay.

Tuy vậy, cà phê vẫn là loại đồ uống cần lưu ý khi sử dụng, đặc biệt là với người mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có thai. Một người bình thường có thể uống 250-400mg caffeine (tương đương 2-3 ly) một ngày, hạn chế các chất tạo ngọt như đường, sữa. Tránh uống quá nhiều caffeine có thể gây các tác dụng phụ như mất ngủ, tăng nhịp tim, buồn nôn, đau dạ dày…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm