Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Một nắm muối gây ra 9 loại bệnh và 5 cách ăn muối tốt cho sức khỏe / 7 bài kiểm tra sức khỏe tại nhà mà ai cũng có thể làm được
Nhiều người thường nghiến răng khi ngủ vào ban đêm. Khi đó, hàm răng siết chặt, tạo áp lực phát ra những âm thanh ken két.
Tình trạng này cũng giống như chứng ngủ ngáy, phản ánh sức khỏe của mỗi cá nhân. Hơn nữa, nghiến răng vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh.
Ảnh minh họa: Rochesteradvanced
Vì vậy, khi phát hiện mình nghiến răng hoặc người thân bị hiện tượng này, bạn có thể tìm hiểu xem đó là do răng không đều hay nguyên nhân nào khác:
Thiếu dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, bạn sẽ rất dễ có chứng nghiến răng khi ngủ. Trong chế độ ăn uống, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bị kén ăn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thiếu dinh dưỡng.
Hàm răng xô lệch
Một số người có hàm răng không được sắp xếp gọn gàng. Theo thời gian, khớp cắn của răng sẽ không trùng khớp, bị xô lệch.
Quá hồi hộp
Một số người có các cảm xúc căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ do chế độ dinh dưỡng không ổn, làm việc hoặc học tập nhiều áp lực. Sau khi họ chìm vào giấc ngủ, vỏ não sẽ vẫn ở trạng thái hoạt động, điều này có thể khiến các cơ co cứng, gây ra hiện tượng nghiến răng.
Rối loạn nội tiết
Nhiều người có lịch trình và thói quen ăn uống rất thất thường. Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh con người. Khi đó, nguy cơ bị nghiến răng tăng lên.
Ảnh minh họa: Leilahariridental
Nếu nghiến răng trong thời gian dài, bạn có thể bị đau đầu, biến dạng khuôn mặt, gãy mòn răng… Để tránh các tác hại kể trên, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
1. Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng
Thông thường, chúng ta đều cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các nguyên tố vi lượng… Những người kén ăn nên lựa chọn thực phẩm yêu thích để hấp thụ nhiều hơn, giúp có đủ chất cho cơ thể.
2. Xây dựng thói quen sống tốt
Cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi cùng thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho bạn có sức khỏetốt. Khi đó, bạn có thể hạn chế các rối loạn nội tiết xuất hiện, giảm khả năng nghiến răng.
3. Học cách thư giãn trước khi đi ngủ
Khi gặp nhiều áp lực, bạn nên nói chuyện với những người xung quanh. Khi có được tinh thần thoải mái, bạn có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh nghiến răng.
4. Đến bác sĩ
Nếu bạn nghiến răng ban đêm kéo dài mà không thểthay đổi tình hình, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng và có hướng cải thiện triệt để.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai loại hoa khiến rắn khiếp sợ, trồng một cây trong nhà rắn sẽ 'chạy mất vía'
Loại hạt đắt bậc nhất thế giới, người người săn lùng mà ở Việt Nam nhiều vô kể, bổ dưỡng 'vô đối'
Bỏ túi ngay mẹo tiết kiệm 'tiền triệu' với giấm trắng, bếp gas nhà nào cũng nên áp dụng
Ngày đính hôn, mẹ chồng tặng thẻ ngân hàng rỗng, tôi sững sờ trước sự thật đau lòng
Tử vi ngày 14/1/2025 của 12 con giáp: Rằm tháng Chạp, ai sẽ đón nhận may mắn đặc biệt?
3 nốt ruồi 'tướng mệnh vàng' trên mặt phụ nữ, ai sở hữu cũng giàu nứt đố đổ vách, đời có muốn khổ cũng khó