Đời sống

Ngôi chùa nào được ca tụng là 'Hoan Châu đệ nhất danh lam'?

Một ngôi chùa trên núi Hồng Lĩnh được ca tụng là "Hoan Châu đệ nhất danh lam​".

Cặp đôi bất chấp, trèo lên nóc ngôi chùa để "sống ảo" / "Sống ảo" ở 3 ngôi chùa xứ Huế có kiến trúc đẹp

Theo sách Hà Tĩnh địa chí lược, Hồng Lĩnh là ngọn núi nằm trên địa bàn tỉnh này. Cùng sông Lam, núi Hồng Lĩnh là một trong 2 biểu tượng của xứ Nghệ (núi Hồng, sông Lam). Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Theo sách Hà Tĩnh địa chí lược, Hồng Lĩnh là ngọn núi nằm trên địa bàn tỉnh này. Cùng sông Lam, núi Hồng Lĩnh là một trong 2 biểu tượng của xứ Nghệ (núi Hồng, sông Lam). Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa bàn của 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Phapluat.vn.

Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa bàn của 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Phapluat.vn.

Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc trên Cửu Đỉnh vào năm Minh Mạng thứ 7 (1836), hiện đặt tại cố đô Huế. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc trên Cửu Đỉnh vào năm Minh Mạng thứ 7 (1836), hiện đặt tại cố đô Huế. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Nhiều chùa, đền, miếu, mạo tọa lạc trên núi Hồng Lĩnh. Trong đó, nổi tiếng và cổ kính nhất là chùa Hương Tích, chùa Thiên Tượng, Long Đàm, Chân Tiên… Chùa Hương Tích (huyện Can Lộc) được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Hoan Châu là tên cũ chỉ vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày 8/6/1990, chùa Hương Tích được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 309/QĐ-BVHTT. Ảnh: Baophatluat.

Nhiều chùa, đền, miếu, mạo tọa lạc trên núi Hồng Lĩnh. Trong đó, nổi tiếng và cổ kính nhất là chùa Hương Tích, chùa Thiên Tượng, Long Đàm, Chân Tiên… Chùa Hương Tích (huyện Can Lộc) được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Hoan Châu là tên cũ chỉ vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày 8/6/1990, chùa Hương Tích được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 309/QĐ-BVHTT. Ảnh: Baophatluat.

Theo sách Hà Tĩnh địa chí lược, núi Hồng Lĩnh có tất cả 99 ngọn, cao nhất 678 m. Dựa theo hình dáng, người ta đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong; hoặc dựa vào truyền thuyết, cổ tích để đặt tên như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn…Ảnh: Phạm Trường.

Theo sách Hà Tĩnh địa chí lược, núi Hồng Lĩnh có tất cả 99 ngọn, cao nhất 678 m. Dựa theo hình dáng, người ta đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong; hoặc dựa vào truyền thuyết, cổ tích để đặt tên như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn…Ảnh: Phạm Trường.

Nổi tiếng với bề dày truyền thống, các di sản văn hoá - lịch sử, đỉnh Tháp Cơ, núi Hồng Lĩnh từng là nơi con tra Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) xây căn cứ chống quân Đường xâm lược; vua Lý Thánh Tông xây hành cung trên núi Lầu. Núi Luỹ Đá từng là căn cứ chống Pháp của thủ lĩnh Ngô Quảng… Ảnh: Phạm Trường.

Nổi tiếng với bề dày truyền thống, các di sản văn hoá - lịch sử, đỉnh Tháp Cơ, núi Hồng Lĩnh từng là nơi con tra Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) xây căn cứ chống quân Đường xâm lược; vua Lý Thánh Tông xây hành cung trên núi Lầu. Núi Luỹ Đá từng là căn cứ chống Pháp của thủ lĩnh Ngô Quảng… Ảnh: Phạm Trường.

 

Chùa Chân Tiên thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được xây dựng vào thời nhà Trần, gồm hai ngôi: Ngôi thờ phật và thánh mẫu. Chùa được xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, 3 gian, xung quanh có tường bao bọc. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: Các pho tượng Phật, lư hương, trống, hương án, cờ Phật.... Năm 1992, chùa Chân Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh.

Chùa Chân Tiên thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được xây dựng vào thời nhà Trần, gồm hai ngôi: Ngôi thờ phật và thánh mẫu. Chùa được xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, 3 gian, xung quanh có tường bao bọc. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: Các pho tượng Phật, lư hương, trống, hương án, cờ Phật.... Năm 1992, chùa Chân Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ảnh: Du lịch Hà Tĩnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm