Đời sống

Ngủ quá nhiều để lại nhiều tác hại đáng sợ mà bạn có thể chưa biết

Ngủ quá nhiều, không những không loại bỏ được mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và trí não.

Đầu bếp kinh nghiệm 20 năm chia sẻ: Cách ướp thịt nướng ngon như ngoài hàng, mềm tan ăn không chán / 3 nốt ruồi ở lòng bàn chân tượng trưng cho Tài – Lộc – Danh ai có 1/3 cũng viên mãn trọn đời

Tăng nguy cơ đột quỵ

Trải qua nhiều nghiên cứu phát hiện, những người ngủ vượt quá 9 tiếng mỗi ngày, tỉ lệ đột quỵcao hơn 70% so với những người ngủ 7 tiếng một ngày. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan rất lớn đến sự gia tăng đội nhớt máu của người có tuổi, cộng thêm thời gian ngủ quá nhiều, dẫn đến máu chảy trong huyết quản, giảm tích tụ máu, sẽ làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, bình thường vấn đề này hay xảy ra ở bộ phận não, dễ dẫn đến đột quỵ.

Một nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí về thần kinh học (Neurology) cho thấy rằng trong khi giấc ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ 18%, còn giấc ngủ quá dài tăng 46%.

Tác hại khôn lường của việc ngủ quá nhiều

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Gây bệnh tiểu đường

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, cũng sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, ngủ nhiều gây béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra căn bệnh tiểu đường khó chữa.

Dẫn đến bệnh về hệ thống hô hấp

Hầu hết mọi người thích đóng các loại cửa trong khi ngủ, để tránh tiếng ồn, nhưng đối với trường hợp này, sẽ dẫn đến không khí trong nhà không đủ lưu thông. Thời gian dài trong phòng kín sẽ sản sinh ra nhiều các vi khuẩn có hại, dẫn đến chất lượng không khí cũng tương đối kém. Cộng thêm thời gian ngủ quá lâu, khiến con người rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Suy giảm chức năng tim mạch

 

Khi làm việc, tim sẽ đập nhanh hơn giúp tuần hoàn máu diễn ra ổn định, thúc đẩy máu lên não tốt. Khi con người rơi vào trạng thái ngủ, tim cần nghỉ ngơi, nhịp tim giảm. Do đó, việc ngủ nhiều khiến tim quen với việc nhàn rỗi nên khi cơ thể làm việc, dù chỉ là một công việc nhẹ cũng khiến tim đập nhanh, lâu dần dẫn đến rối loạn nhịp tim, yếu tim, thậm chí suy tim…

Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 34%. Đặc biệt, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn đàn ông nên nguy cơ bệnh tim do ngủ nhiều cũng cao hơn.

Đau lưng

Bạn càng ngủ nhiều thì áp lực trên lưng của bạn càng tăng lên. Đó là lý do tại sao khi bạn thức dậy sau một giấc ngủ dài, bạn có thể cảm thấy tê cứng ở vùng lưng. Ngoài ra, nếu bị đau lưng mạn tính thì tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn.

Dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa

 

Ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường, dễ gây bệnh dạ dày. Ngủ quá nhiều không có giờ giấc sẽ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học của mỗi người, ăn uống không đúng giờ, thậm chí nhịn ăn nên dẫn đến hiện tượng rối loạn quá trình tiết dịch vị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của hệ tiêu hóa.

Trầm cảm

Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảmthường do chứng mất ngủ, chứ không phải là tình trạng ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% số người mắc bệnh trầm cảm lại có biểu hiện ngủ quá nhiều. Điều này có thể làm trầm trọng hơn căn bệnh trầm cảm của họ. Do đó, một thói quen ngủ đều đặn chính là chìa khoá vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của con người.

Tử vong

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) phát hiện ra rằng, những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong sớm. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng các nhà khoa học nhận định rằng, việc ngủ quá nhiềugây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng.

 

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ cho ngày?

Thời lượng của giấc ngủ ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, hoạt động thể chất, sức khỏetổng thể và thói quen sống... Ngoài ra, nếu đang bị bệnh, bạn có thể cảm thấy muốn ngủ nhiều hơn. Hoặc khi đang sử dụng một số loại thuốc, chúng có thể gây ra tác dụng phụ và khiến bạn ngủ nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, một giấc ngủ an toàn chỉ nên kéo dài từ 6,5 - 8 giờ/ngày và bạn không nên thường xuyên ngủ quá thời lượng này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Những lưu ý để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe

- Không nên kéo dài tình trạng thức khuya, ngủ bù vào ban ngày

 

- Đi ngủ sớm và đúng giờ, nên ngủ trước 11h đêm.

- Nên thức dậy sớm vào một giờ cố định, tránh ngủ nướng

- Đảm bảo ngủ đủ giấc vào ban đêm 7-8 tiếng/ ngày.

- Không nên ăn quá no hoặc tập thể thao mạnh trước lúc đi ngủ.

- Nên có những giấc ngủ trưa ngắn để cho não nghỉ; không ngủ trưa quá 1 tiếng đồng hồ.

 

- Để tránh khó ngủ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đậm, thuốc bổ vào buổi tối.

- Không nên chơi game, lướt web quá khuya.

Thiếu ngủ sẽ làm rối loạn nhiều quá trình sinh học và hóa học trong cơ thể. Vì vậy, để có được sức khỏe tốt nhất mọi người nên sắp xếp thời gian sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý, đúng giờ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm