Đời sống

Người Ấn Độ ví nước mía như 'mỏ vàng' của sức khỏe nhưng có 6 kiểu uống sai lầm cực kỳ độc hại

Nước mía là loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có 6 kiểu uống sai lầm khiến nước mía trở nên độc hại.

Những thực phẩm không nên kết hợp với nhau, tránh gây hại tới sức khỏe / 9 công dụng tuyệt vời của dâu tây đối với sức Khỏe

Với người Ấn Độ, nước mía là loại nước uống quen thuộc mà họ đặc biệt yêu thích, thậm chí còn coi là mỏ vàng của sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar khuyên bạn nên uống nước mía ít nhất 3 lần một tuần để giải độc cơ thể. Nước mía giúp làm sạch đường ruột, tăng quá trình trao đổi chất và cuối cùng dẫn đến giảm cân. Ngoài ra, nước mía còn có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu, giảm đầy hơi và giúp thận hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, nước mía còn rất tốt cho gan, giúp chữa chứng vàng da hiệu quả. Nước mía cũng rất tốt cho da, vì các axit alpha hydroxy có trong nó ngăn ngừa mụn trứng cá và mang lại cho bạn một làn da mềm mại.

Mặc dù nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống. Dưới đây là 6 sai lầm khi uống nước mía làm tăng nguy cơ gây bệnh.

6
Ảnh minh họa.

Người có đường ruột yếu vẫn uống nhiều nước mía

Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Vì chứa hàm lượng đường cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

Uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc

Trong mía có chứa chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía kẻo cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.

Uống nước mía khi đang giảm cân

 

Mía chứa lượng đường rất cao, ngoài ra còn chất béo, đạm... vì thế nếu bạn đang muốn giảm cân mà vẫn uống nước mía thì sẽ chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn tăng cân nhanh chóng.

Bà bầu không nên dùng quá nhiều

Bà bầu không nên uống quá nhiều vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu thai kỳ, nếu uống quá nhiều mía còn có thể gây động thai vì mía có tính mát, không phù hợp.

Uống nước mía đã để lâu

 

Chuyên gia dinh dưỡng Rujuta Diwekar cho biết, nước mía nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện kém vệ sinh thì vi sinh vật gây bệnh rất dễ phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Chính vì thế tốt nhất nên uống nước mía khi vừa vắt xong. Ngoài ra, tránh uống nước mía đóng chai vì chúng có thể chứa nhiều chất phụ gia, đường và ít dinh dưỡng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường

Như đã nói ở trên, nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Uống nước mía vào lúc nào là tốt nhất?

 

Bạn nên uống nước mía vào trước buổi trưa, lúc này nước mía sẽ tốt cho đường ruột và có ích trong việc bồi bổ năng lượng. Người lớn khỏe mạnh được khuyến cáo uống nước mía với liều lượng là 100 đến 200ml/ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm