Đời sống

Người bị bệnh này cần hạn chế ăn dọc mùng

Dọc mùng là thực phẩm rất quen thuộc nhưng cần hết sức thận trọng khi ăn đấy nhé.

Lén gửi tiền về cho nhà ngoại, dâu bị mẹ chồng phát hiện 'Sao phải giấu giếm làm gì?' / 4 thực phẩm bạn tuyệt đối không ăn trước khi đi ngủ

Rau dọc mùng còn gọi là môn thơm, tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có mặt trong nhiều món ẩm thực của người Việt như các món canh chua, món bún...

dọc mùng
Bạn cần hết sức thận trọng khi ăn dọc mùng.

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.

Bẹ dọc mùng khô héo gọi là phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt lại an toàn. Đối với thân và lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, giảm ho đờm khó thở, trừ giun… Rễ và củ của cây dọc mùng có thể phơi khô và chế biến thành bột trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da (phải được chế biến kỹ lưỡng và bài bản theo khoa học).

Người không nên ăn dọc mùng

Nhiều nghiên cứu cho rằng dọc mùng có quan hệ mật thiết với bệnh gút. Nhiều trường hợp bệnh gút bộc phát sau khi ăn rất nhiều dọc mùng đã chứng tỏ mối liên hệ này. Dọc mùng làm tăng lượng acid uric trong máu khiến cho bệnh bộc phát hoặc tăng nặng. Những người khỏe mạnh cũng không nên quá lạm dụng món ăn vừa miệng này.

Cách ăn dọc mùng không bị ngứa

 

Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).

Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.

Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nylon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu. Đun nước sôi để chần dọc mùng.

Dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm