Người bị máu nhiễm mỡ cần làm gì để không bị tái phát
Nhận diện biểu hiện của ngộ độc thực phẩm để sơ cứu đúng cách / Món ngon lạ miệng: Tiết canh từ củ rền cho chồng nhậu 'lai rai' lại khỏi lo giun sán
Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, cholesterol cao, mỡ máu cao) là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hơn ngưỡng an toàn.
Theo các chuyên gia y tế, gan sản xuất khoảng 80% cholesterol của cơ thể và phần còn lại đến từ nguồn thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, cá và các sản phẩm từ sữa.
Nồng độ cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và động mạch ngoại biên. Cơ chế liên quan đến cholesterol trong cả 3 bệnh là như nhau, đó là: Sự tích tụ mảng bám trong các động mạch làm giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào và các cơ quan mà những mạch máu này cung cấp.
Bảng chỉ số mỡ máu
Theo nghiên cứu, cholesterol không tự di chuyển trong máu. Thay vào đó, nó được gắn bởi lipoprotein (lipo = chất béo) trong máu. Có 2 loại lipoprotein chính là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Ngoài ra, mỡ máu còn gồm: Cholesterol toàn phần và triglyceride. Nếu 4 chỉ số này vượt ngưỡng kiểm soát sẽ gây máu nhiễm mỡ.
Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị mỡ máu cao
3 nguyên nhân chính khiến máu nhiễm mỡ là: thiếu vận động; ăn quá nhiều tinh bột và ăn dư thừa quá nhiều lipid (chất béo nói chung bao gồm mỡ động vật lẫn dầu thực vật). Đấy là 3 nguyên nhân chính khiến mỡ máu tăng cao nhanh chóng.
Khi bị tăng mỡ máu, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người bình thường, tinh bột cần chiếm khoảng 30% khẩu phần thì người bị máu nhiễm mỡ, nên chỉ ăn 20% khẩu phần là tinh bột.
- Theo khoa học, ăn nhiều chất xơ hòa tan trực tiếp giúp giảm các chỉ số triglyceride, HDL, LDL. Chất đó có nhiều trong các loại rau mà khi ăn cảm thấy có chất nhầy, nhớt như: đậu bắp, rau đay, rau mồng tơi, mướp hương, rau lang…
- Về trái cây, ưu tiên các trái cây như thanh long, bơ, kiwi, chuối… vì thành phần của chúng cũng được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, cholesterol cao.
- Về cách chế biến, nên tăng cường các món luộc, món canh, giảm bớt các món chiên xào cần dùng nhiều dầu ăn.
- Lên kế hoạch tập thể dục thường xuyên hơn, tăng cường vận động, tránh ngồi lâu một chỗ. Vì thiếu vận động là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tưới hoa giấy bằng loại nước này, hoa nở rực rỡ khắp sân nhà, tuôn trào như suối
Lý do các đầu bếp luôn cho chanh vào nồi luộc trứng là gì? Biết câu trả lời ai cũng tiếc vì không biết sớm hơn
Tử vi ngày 11/2/2025 của 12 con giáp: Sửu gặp quý nhân, Thân đối mặt thử thách
Khi trồng hoa tại nhà hãy ghi nhớ tưới “6 loại nước” này thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ um tùm và hoa nở rộ
Tại sao không nên trực tiếp vo gạo trong ruột nồi cơm điện?
Xây nhà báo hiếu bố mẹ, vợ chồng tôi bị anh em ruột phản đối quyết liệt vì lý do gây phẫn nộ