Đời sống

Người bị tiêu chảy, nên ăn và kiêng gì?

Tiêu chảy gây ra tình trạng đại tiện nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi bị tiêu chảy bạn cần tránh một số loại thực phẩm có thể làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Người bị tiêu chảy nên tránh các sản phẩm sưãCó thể bạn quan tâm

Những thực phẩm tuyệt đối tránh

Các loại khô như hạnh nhân, mận, mơ…chứa rất nhiều chất xơ và được khuyến nghị dành cho những người bị táo bón. Vì vậy bạn nên tránh những loại quả này khi bị tiêu chảy.

Các loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bắp và hành tây là một vài loại rau gây đầy hơi có thể khiến dạ dày bạn bị kích thích hơn. Tránh xa các loại rau này cho tới khi các triệu chứng tiêu chảy giảm dần. Ngoài ra, đậu lăng và các loại đậu khác là những gây đầy hơi và kết quả là làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Các loại quả chứa nhiều chất xơ như táo và thậm chí là lê không được khuyến khích cho những người đang bị tiêu chảy vì chúng có thể khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn.

Những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao khó tiêu hóa và có thể gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày của bạn. Tốt nhất nên tránh các sản phẩm sữa như sữa, mayonnai, trứng và pho mát khi bạn đang bị tiêu chảy cho dù bạn có dung nạp được lactose hay không.

Caffeine có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng nhu động ruột. Ngoài cà phê, bạn cũng cần tránh trà xanh. Nếu muốn uống trà xanh, hãy tìm những loại hữu cơ không chứa chất caffeine.

Thực phẩm chứa chất béo và chiên kỹ có thể dẫn đến co thắt dạ dày và làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Hãy tập tự kiểm soát và tránh xa đồ ăn vặt cho tới khi đường ruột của bạn phục hồi.

Những thực phẩm nên ăn

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị tiêu chảy nên uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…

Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị tiêu chảy là gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối. Nếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa, chia ra nhiều lần và từng ít một. Có thể thêm một ít dầu, mỡ để tăng năng lượng của khẩu phần.

Thực phẩm cần nấu kỹ, mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải dùng những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi dùng. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali cần thiết cho cơ thể.

Theo Gia Bảo/An ninh Thủ đô

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo