Đời sống

Người Nhật vẫn vô tư ăn đồ sống không lo giun sán nhờ 4 mẹo cực đơn giản này

Để hạn chế nhiễm giun sán, người Nhật thường áp dụng một số mẹo chế biến nhỏ.

Bật mí loại "cây trường thọ" mọc nhiều vô kể ở Việt Nam lại là bí quyết giúp người Nhật sống trăm tuổi / Dành 5 phút làm điều đơn giản này toàn bộ mỡ thừa "biến mất" - tuyệt chiêu của người Nhật rất đơn giản

Với một số nước có văn hóa “ăn chín uống sôi” như ở Việt Nam thì việc ăn đồ sống quả thực là một điều gây rùng mình, nhất là trong bối cảnh thực trạng nhiễm giun sán đang nóng như hiện nay. Nhưng với người Nhật Bản, ăn hải sản tươi sống đã trở thành một nếp văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Sushi hay sashimi là những món ăn nổi tiếng của người Nhật được bắt nguồn từ thói quen ăn uống này..

Dù là nét văn hóa nhưng việc ăn uống đồ tươi sống đã gây nên những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe người Nhật. Ở Nhật, ngày càng có nhiều người nhiễmgiun ký sinh sau khi ăn cá sống và các loại hải sản khác. Bộ Y tế Nhật Bản đã công bố số liệu cho thấy sự gia tăng các ca nhiễm giun sáng từ 4 ca năm 2014 lên tới 126 vào năm 2016.

Mặc dù, các cơ quan y tế luôn khuyến cáo người dân “ăn chín uống sôi” nhưng đại đa số người dân Nhật không thể từ bỏ thói quen cố hữu này. Và họ tìm cách là yếu giun sán bằng một số cách với mục đích giảm thiểu tối đa việc nhiễm giun sán.

Cấp đông nhiệt độ sâu

Biện pháp phòng ngừa giun sán phổ biến nhất mà người Nhật thường áp dụng để tiêu diệt ký sinh trùng đó là cấp đông nhiệt độ sâu ngay sau khi vừa đánh bắt lên bờ hoặc làm nóng ở nhiệt độ cao.

Tại Nhật, người ta khuyến cáo nên giữ cá đông lạnh ở nhiệt độ -20 độ C trong ít nhất một ngày hoặc làm nóng trong ít nhất 1 phút ở nhiệt độ trên 60 độ C.

Người Nhật vẫn vô tư ăn đồ sống không lo giun sán nhờ 4 mẹo cực đơn giản này - 1

Ảnh mnh họa.

Nhưng theo cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) thì cá nên được cấp đông ở nhiệt độ -20 độ trong vòng 7 ngày hoặc -35 độ cho đến khi hải sản cứng lại và sau đó bảo quản ở -20 độ C trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên, theo giáo sư William Chen – giám đốc Đại học khoa học và công nghệ thực phẩm tại Singapore thì thời gian và nhiệt độ cấp đông hải sản để diệt trừ sán phải phụ thuộc vào số lượng giun sán và độ dày của thực phẩm. Vì thế, thời gian cấp đông càng lâu càng có khả năng loại bỏ giun sán tốt hơn.

Ăn hải sản từ tự nhiên

Người Nhật Bản thường ăn hải sản đánh bắt tự nhiên từ biển và họ rất hạn chếăn cá sông hồ hay cá được nuôi ở các trang trại. Thực tế ở Nhật Bản, người ta rất hạn chế ăn cá hồi sống bởi hầu hết cá hồi đều xuất phát từ các trang trại nuôi cá – nơicó khả năng nhiễm giun sán cao hơn. Họ chỉ ăn khi biết chính xác nguồn gốc cá hồi được đánh bắt tự nhiên.

Ướp muối trong vòng 30 phút

 

Người Việt thường có thói quen làm sạch cá bằng cách xát muối nhưng người Nhật thường rắc một lớp muối mỏng trong vòng 30 phút, sau đó dùng khăn giấy thấm sạch. Nếu cá có giun sán thì số giun sán này sẽ xuất hiện trên tấm khăn giấy.

Người Nhật vẫn vô tư ăn đồ sống không lo giun sán nhờ 4 mẹo cực đơn giản này - 2

Hình ảnh giun sán ngọ nguậy trên bề mặt miếng cá sau khi bị ướp muối .

Ăn kèm với thức ăn có tính diệt khuẩn

Khi ăn hải sản tươi sống, người Nhật thường ăn kém với một số gia vị có tính khử mạnh như wasibi, gừng, lá tía tô. Những gia vị này không những tăng hương vị cho món ăn mà còn có tính khảng khuẩn, khử độc khi ăn kèm cùng cá sống.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm