Đời sống

Người tuyệt đối không ăn măng khô ngày Tết

Măng khô là thực phẩm phổ biến ngày Tết nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hết ngày 4kg sau 1 tuần khi uống thứ nước này đều đặn không cần ăn kiêng / Người đang bị sốt nên kiêng ăn những gì?

Phụ nữ mang thai

măng khô
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn măng khô.

Các chuyên gia cho biết trong măng có chứa không ít độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Người đau dạ dày

Măng có chứa một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống để không khiến bệnh tái phát sau khi đã chữa trị, vì thế măng khô chính là món ăn cần tránh xa.

Bệnh gút

 

Khi bị bệnh gút, bạn cần cẩn trọng với lượng axit uric trong máu do chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric, không tốt cho người bệnh gút.

Bệnh thận

Lượng canxi và axit cao trong măng không có lợi cho những người mắc bệnh thận. Việc ăn quá nhiều măng có thể ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, lâu dần dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, đái tháo đường,…

Người vừa bị gãy xương

Nếu bạn vừa gặp tại nạn chấn thương đến xương khớp, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng. Nguyên nhân là do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vết xương gãy rạn cũng vì thế mà khó lành hơn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm