Đời sống

Người Việt có thói quen ăn lẩu 'độc khủng khiếp', dễ gây hỏng dạ dày, sớm muộn gì cũng ung thư

Thói quen ăn lẩu quá nóng, sử dụng thực phẩm được gắp trực tiếp từ nồi lẩu đang sôi... là sai lầm nhiều người Việt mắc phải nhất.

Nấm kim châm không chỉ để ăn lẩu, chế biến theo 3 cách này ăn ngon hết ý / Công thức nấu lẩu mắm ngon như người miền Tây

Những ngày mùa đông lạnh giá xuất hiện cũng là lúc gia đình, bạn bè rủ nhau xì xụp quanh nồi lẩu ấm áp, cùng han huyên để xua đi sự lạnh giá. Người Việt có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho món lẩu, khi thì là lẩu riêu cua đồng béo ngậy, khi lại là lẩu bò nhúng giấm thanh mát, món nào cũng đầy lôi cuốn.

Thân thuộc và phổ biến đến vậy nhưng có không ít thói quen khi ăn lẩu tưởng chừng rất bình thường lại có thể khiến sức khỏe của chúng ta gặp tổn thương nghiêm trọng. Trong đó, thói quen ăn lẩu quá nóng, sử dụng thực phẩm được gắp trực tiếp từ nồi lẩu đang sôi... là sai lầm nhiều người mắc phải nhất.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Nguyễn Đình Bình (Giảng viên y học trường Đại học Đông Đô) đánh giá: Khi ăn lẩu, chúng ta thường để thực phẩm sôi liên tục khiến cho nhiệt độ thức ăn luôn nóng, có khi vượt quá 100 độ C. Việc ngay lập tức gắp rau, thịt từ nồi lẩu đang nóng hổi, chưa kịp chờ cho đủ nguội đã bỏ vào miệng có thể dẫn đến bỏng niêm mạc miệng bởi miệng thường chỉ chịu được mức nhiệt khoảng 50 độ C. Hơn nữa, nuốt thực phẩm nóng cũng có thể gây bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc viêm thực quản cấp tính. Đây là kiểu ăn lẩu tiềm ẩn nhiều tai nạn không đáng có.

Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng cảnh báo nguy cơ khi tiêu thụ đồ uống, thực phẩm quá nóng. Theo WHO, việc sử dụng đồ ăn nóng trên 65 độ C cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng.

Bên cạnh đó, tiêu thụ các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Các chuyên gia khuyên cách ăn lẩu an toàn nhất là: Gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

Ăn lẩu đúng cách để an toàn cho sức khoẻ

1. Không nên ăn lẩu quá nhiều lần trong thời gian ngắn

 

Lẩu là một trong những món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, cho dù có thích hương vị của chúng đến đâu, bạn cũng không nên ăn lẩu quá thường xuyên trong thời gian ngắn mà nên ăn lẩu một cách điều độ. Ăn lẩu quá 2 lần/tuần dễ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Mặt khác, ăn lẩu quá thường xuyên còn dễ gây ung thư. Bởi lẽ, khi thực phẩm được đun sôi trong nước quá lâu sẽ khiến các axit amin và vitamin có lợi bị hòa tan, các chất béo biến thành dạng chất béo bão hòa đồng thời sản sinh ra lượng nitric cực lớn. Những yếu tố này cũng chính là mối đe dọa sức khỏe huyết áp và tim mạch nguy hiểm hơn bạn tưởng rất nhiều.

2. Không ăn lẩu quá nóng và quá cay

Bất kì một loại thức ăn cay nóng nào cũng đều không tốt cho sức khỏe, nhất là đường tiêu hóa của bạn. Lẩu không phải là ngoại lệ. Ăn nhiều lẩu dễ gây ra hiện tượng nóng trong người, phát sinh mụn nhọt,... Niêm mạc miệng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung rất nhạy cảm trước nhiệt độ, do đó chúng dễ bị phồng rộp và tổn thương nghiêm trọng khi bạn ăn đồ ăn quá nóng.

 

Ăn lẩu quá cay cũng không phải là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Khi đó, nước lẩu cay sẽ dễ gây tê liệt niêm mạc đường tiêu hóa, thực quản, khiến chúng bị phồng rộp, thậm chí gây sung huyết. Bạn cũng nên tránh xa những nồi lẩu quá nóng hay quá cay để bảo vệ dạ dày của mình nếu không muốn mắc chứng viêm loét dạ dày đau đớn.

3. Không để bữa ăn kéo dài quá 2 giờ

Khi ngồi bên nồi lẩu nóng hổi, những câu chuyện trong lúc chờ đợi và thưởng thức làm chúng ta vô tình tốn nhiều thời gian mà không hề hay biết. Thời gian bữa ăn kéo dài quá 2 giờ không những khiến thức ăn bị đun lâu trong nước, từ đó làm hao hụt các chất dinh dưỡng có sẵn và tạo ra các chất có hại mà còn khiến chỉ số cholesterol trong máu tăng cao.

Ăn lẩu trong thời gian quá dài còn tác động tiêu cực đến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Điều này cũng đồng nghĩa với các cơ quan tiêu hóa phải liên tục làm việc trong suốt thời gian đó. Lượng dịch tiêu hóa tiết ra sẽ giảm dần trong suốt bữa ăn, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn và dễ gây rối loạn tiêu hóa.

4. Nên thêm vào lẩu nhiều rau quả có tác dụng giải nhiệt và ăn kèm bún, mì

 

Để giảm bớt ảnh hưởng của các gia vị cay nóng trong lẩu, bạn nên thêm vào lẩu những món rau có công dụng giải nhiệt như cải thảo, rau muống, rau cải, nấm,... Ngoài công dụng thanh lọc cơ thể, những loại thực phẩm kể trên còn giúp bổ sung dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung chất xơ cho hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn nên dùng kèm nước lẩu với một ít bún hoặc mì nếu không muốn ăn cơm. Cách làm này cung cấp cho cơ thể thêm tinh bột và hỗ trợ cân đối các dưỡng chất.

5. Ăn chín, uống sôi

Ăn chín, uống sôi là một nguyên tắc bất di bất dịch trong ăn uống. Đồ ăn chưa chín kỹ thường chứa những loại giun sán, vi khuẩn hoặc virus gây hại. Mặt khác, ăn lẩu chưa chín kỹ hoặc được nấu khi nước chưa sôi còn khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn vất vả hơn. Và điều này thì không có lợi cho sức khỏe chút nào. Do đó, bạn nên đảm bảo món lẩu của mình được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm