Đời sống

Nguy cơ ngộ độc thủy ngân vì ăn quá nhiều cá ngừ

Cá ngừ chứa nhiều protein, tuy nhiên, ăn cá mỗi ngày có thể bị ngộ độc thủy ngân, kèm theo những triệu chứng như ngứa ngáy và mất cân bằng, theo giải thích của Tiến sĩ Micheal Gochfeld (Mỹ).

8 thực phẩm ‘kỵ’ với cua đồng, ăn vào lạnh bụng đi ngoài, thậm chí gây ngộ độc / Ba loại thực phẩm nhiều độc tố phổ biến trong gia đình Việt, cẩn thận khi chế biến tránh ngộ độc

Các nhà khoa học đã cảnh báo người tiêu dùng về những nguy hiểm tiềm ẩn cũng như nguy cơ của thủy ngân trong cá và hải sản khác. Tuy nhiên, báo cáo mới đã tiết lộ rằng các hướng dẫn an toàn cho việc dùng thủy sản tại Mỹ, châu Âu và các nơi khác có thể không còn tin cậy nữa.

“Nhiều nam giới ăn cá ngừ mỗi ngày không có vấn đề gì trong khi một số người có triệu chứng ngộ độc thủy ngân khi ăn số lượng giống nhau. Hầu như các loại hải sản đều chứa thủy ngân. Vấn đề là liều lượng bao nhiêu sẽ gây độc?”, phát ngôn viên Lauren Sucher của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nói. Theo Tiến sĩ Gochfeld:” Cần cân bằng giữa lợi ích dinh dưỡng của cá, chú ý đến trọng lượng cơ thể, độ nhạy cơ thể với thủy ngân, loại cá nào và nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra”.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn cá ngừ nhiễm hàm lượng thủy ngân cao hàng ngày

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn cá ngừ nhiễm hàm lượng thủy ngân cao hàng ngày

Theo Tiến sĩ Dariush Mozaffarian tại Đại học Tufts (Mỹ), ăn cá giảm bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì, suy giảm nhận thức, trầm cảm, ung thư, các rối loạn viêm tấy và hen suyễn. Thực tế, những nguy cơ từ thủy ngân đã được thổi phồng. Thủy ngân có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của bào thai và trẻ nhỏ, vì thế từng có cảnh báo hạn chế ăn cá chứa hàm lượng cao thủy ngân khi mang thai đã gây sốc ở nhiều người. Sự thật là điều này không được khuyến cáo trong cộng đồng. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể ngộ độc khi ăn quá nhiều cá.

Tốt nhất, nên ăn một loại cá ngừ màu nhạt bốn lần mỗi tuần. Nếu nhiều hơn hoặc chọn các loại khác, có thể tính toán khẩu phần giới hạn cho mỗi tuần. Khi có dấu hiệu nhiễm độc, nên ăn ít lại hoặc chọn cá có lượng thủy ngân thấp. Theo báo cáo, khoảng 70% hải sản có chứa “mức thấp của thủy ngân” và có thể ăn thường xuyên.

Cá tuyết, cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá trích và cá mòi được coi là loại cá có mức thủy ngân thấp. Tôm cũng được cho là có hàm lượng thủy ngân thấp. Ngược lại, cá kiếm, cá ngừ và tôm hùm được cho là có nồng độ thủy ngân thường vượt quá mức an toàn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm