Sữa đậu nành có thể gây ngộ độc: 7 điều cấm kỵ và 2 điều nên làm trước khi uống
Cách làm sữa đậu nành thơm ngon tại nhà giúp đẹp da, đẹp dáng / Uống sữa đậu nành phạm phải 4 đại kỵ này gây hại sức khỏe, nhất điều thứ 3
Sữa đậu nành là thực uống có lợi cho cơ thể, chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược.
7 điều cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axt acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành thay nước lọc
Theo các chuyên gia, dù sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bạn không nên dùng thay nước lọc hàng ngày. Bởi sữa đậu nành không thể thay cho nước lọc, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Ngược lại, cơ thể lại sẽ thiếu nước để tiến hành đào thải ‘quét sạch’ độc tố trong cơ thể. Vì thế, bạn không nên dùng thay thế nước lọc.
Không uống lúc đói
Sữa đậu nành nếu uống vào lúc đói thì protein trong sữa sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và được chuyển hóa thành năng lượng chứ không phát huy được công dụng vốn có. Vì thế, nếu bạn có thói quen uống sữa đậu nành buổi sáng thì nên kết hợp với bánh mì, bánh ngọt… Nên ăn vài miếng rồi mới uống.
Không chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
Không uống cùng thuốc
Uống thuốc cùng sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và cũng khiến công dụng của thuốc khó phát huy. Với các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… còn có thể khiến dinh dưỡng của sữa bị ohana hủy.
Mặc dù có những mặt trái nhưng sữa đậu nành vẫn là thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, với điều kiện bạn nên tuân thủ 2 điều sau:
Nên uống 2 lần/ngày
Theo TS. BS Hồ Thu Mai (Trưởng khoa Dinh dưỡng – BV Đa khoa Quốc tế Vinmec) cho biết: Sữa đậu nành có lượng đạm còn nhiều hơn thịt. Đồng thời nó cũng có nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, mọi người không nên lạm dụng.
Tiến sĩ Mai cho biết: Trung bình mỗi người chỉ nên uống sữa đậu nành 2 lần/ngày, mỗi lần là 250ml.
Nên uống vào 2 thời điểm ‘vàng’
Các chuyên gia cho biết: Bạn có thể uống vào lúc nào cũng được. Tuy nhiên, có 2 khung giờ ‘vàng’ mà nếu uống sẽ đạt được rất nhiều hiệu quả. Đó là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ chừng 1 – 2 tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức