Nguy hại chết người từ chế biến cua đồng sai cách
7 cặp thực phẩm rất tốt cho sức khỏe khi kết hợp với nhau / 3 cách chữa hôi nách tại nhà hiệu quả
Dù là các món ăn ngon, nhưng nếu chế biến cua đồng không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên,dù ăn cua đồng nuôi hay tự nhiên mà không đúng cách sẽ gặp nhiều rủi ro.
Cua đồng đã chết
Các món ăn ngon từ cua đồng biến thành 'thuốc độc' khi nấu cua không đúng cách
Khi cua đã chết, trong thịt cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, nôn mửa, tức ngực, ngạt thở. Cua chết càng lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Cua càng chết lâu thì càng độc.
Ăn cua bị ô nhiễm
Bên cạnh đó, nếu ăn cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp, người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu tồn dư trong cua. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ăn cua đồng sống
Nhiều người cho rằng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, xương cốt chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong cua còn sống có chứa nang trùng đỉa phổi. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus.
Quan niệm ăn món ăn chế biến từ cua đồng sống giúp xương cốt chắc khỏe là sai lầm
Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan, theo ghi nhận của Người đưa tin.
Uống nước trà ăn hồng sau khi ăn cua
Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua, sẽ gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vv…Do đó không ăn cua kèm với quả hồng.
Để đảm bảo sức khỏe, báo Dân trí đưa lời khuyên của TS Phan Thanh Tâm (Đại học Bách khoa Hà Nội), khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống và có cách chế biến cua đồng đúng phương pháp.
Khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ, không nên “tiếc của” ăn vào. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Đặc biệt, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm.
Sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch để chế biến được các món ăn ngon và bổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ