Nguy hại khôn lường nếu sử dụng trà mát gan, thải độc gan không đúng cách
Những sai lầm nghiêm trọng khi tập luyện thể dục có thể khiến bạn suy giảm tuổi thọ / Sai lầm khi ăn ngải cứu có thể dẫn đến ngộ độc, động kinh,... biết mà tránh xa kẻo 'hối không kịp
Công dụng của Atisô
Chống oxy hóa
Atiso rất giàu các chất chống ôxy hóa như beta-carotene, vitamin C và anthocyanin giúp cải thiện một số tình trạng sức khỏe trên diện rộng.
Chất chống ôxy hóa phá hủy các phân tử có hại là các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do gây ra thiệt hại cho các tế bào góp phần gây ra các bệnh như ung thư, bệnh tim và đái tháo đường. Trong khi cơ thể sử dụng chất chống ôxy hóa của riêng mình để chống lại tác hại của các gốc tự do, thì thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
>> Xem thêm: Những lưu ý cần nhớ khi ăn thịt ếch để tránh ngộ độc, thậm chí tử vong
Chống viêm
Theo một số nghiên cứu trên động vật và một số nghiên cứu nhỏ trên người đã cho thấy khả năng chống viêm của cây Atiso. Viêm đóng một vai trò trong sự phát triển của nhiều bệnh tật, bao gồm ung thư, hen suyễn, bệnh Alzheimer, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
Uống trà Atisô có thể cung cấp các tác dụng chống viêm hữu ích từ thành phần các chất chống viêm, chống ôxy hóa.
>> Xem thêm: Những loại thực phẩm ‘đại kỵ’ với thịt bò, tránh ăn chung để khỏi rước bệnh vào thân
Ảnh minh họa
Hỗ trợ cải thiện huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, suy tim và bệnh thận. Trong các thử nghiệm lâm sàng, uống trà Atisô có thể hỗ trợ cải thiện huyết áp.
Tuy nhiên, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trà Atisô và các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược khác chỉ làm giảm và điều hòa huyết áp ở những người mới xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp. Chúng không thể thay thế thuốc chữa bệnh cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp.
>> Xem thêm: Những loại rau củ 'có độc' dễ gây ung thư, nhiều người Việt còn nghiện ăn hằng ngày
Hỗ trợ giảm cholesterol
Cholesterol cao là một vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến rất nhiều người và góp phần gây ra các bệnh nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu được công bố năm 2011 đã chỉ ra, việc dùng trà Atisô hai lần một ngày trong liên tục 15 ngày giúp tăng cholesterol tốt.
Tốt cho gan
Atisô còn được sử dụng như các chất bổ dưỡng cho gan được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. Trong atisô có cynarin và silymarin, hai chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện sức khỏe của gan bằng cách giảm độc tố và giúp loại bỏ chúng khỏi gan và cơ thể.
Một số nghiên cứu đã cho thấy những chất chống oxy hóa này có thể chủ động thúc đẩy tái phát triển và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
>> Xem thêm: Những việc làm vào buổi tối khiến cơ thể 'chết dần chết mòn', nhiều người biết vẫn bất chấp
Một số tác hại khi sử dụng Atisô không đúng cách
Suy thận và ảnh hưởng xấu đến gan
Khi sử dụng Atisô quá nhiều và liên tục trong một thời gian dài sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng điện giải, tăng đào thải các hoạt chất, giảm khả năng hấp thu vi chất cần thiết cho cơ thể như kali, canxi... gây ảnh hưởng xấu đến chức năng và hoạt động của thận, làm tăng nguy cơ suy thận.
Vào mùa hè, có rất nhiều người vì thấy atiso tốt mà sử dụng quá nhiều, uống nước atiso thay nước lọc sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết dịch quá mức nhu cầu cần thiết của cơ thể, dẫn đến mất cân bằng các chất và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, trong đó nặng nhất là teo gan.
Chướng bụng, khó tiêu
Với liều lượng sử dụng Atisô quá nhiều sẽ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa như chướng bụng khó tiêu. Nguyên nhân là do Atisô có tác dụng co thắt túi mật và tiết mật, đẩy mật từ gan xuống ruột nên nếu dùng thường xuyên với liều lượng lớn có thể dẫn đến co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi...
Ngoài ra, Atisô là một loại dược phẩm có tính hàn nếu những người cơ địa tỳ vị hàn sẽ dẫn đến ăn uống khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Chán ăn
Trong Atisô có hàm lượng sắt rất cao. Sử dụng nhiều sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong máu nhưng lại thiếu các khoáng chất vi lượng cần thiết khác dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi...
Không uống Atisô trong các trường hợp sau:
Huyết áp thấp
Dùng thuốc có chứa chloroquine, thuốc sốt rét
Đang mang thai hoặc cho con bú
Có tình trạng dị ứng sau khi uống trà
Mắc các bệnh về phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ho kéo dài).
Những người bị tắc nghẽn ống mật hoặc sỏi mật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này