Đời sống

Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ung thư ở Việt Nam tăng chóng mặt

Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ung thư ở Việt Nam tăng chóng mặt nhưng nhiều người vô tình mắc phải.

6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú mà bạn không nên bỏ qua / Điểm danh 8 dấu hiệu đáng ngạc nhiên của ung thư vú ở nam giới

Mô tả ảnh
Ảnh minh họa.

Ăn quá nóng – Ung thư thực quản

Thực quản là một trong những “cửa ngõ” đầu tiên của đường tiêu hóa, có lớp niêm mạc mềm, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng trên 60 độ C. Tuy chúng ta không có nhiều cảm giác khó chịu khi ăn thực phẩm nóng nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc. Loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.. Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.

Đun cho đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào

Nhiều người có thói quen đợi đến khi dầu thật nóng, bốc khói mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu. Lúc này, nhiệt độ dầu đã lên đến 200 độ C. Nếu cho thức ăn vào chế biến trong thời điểm này sẽ sinh ra chất gây ung thư, đồng thời chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị mất đi rất nhiều.

Ngoài ra, khi dầu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất vitamin tan trong chất béo, khiến chất béo có lợi mà cơ thể cần bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Do vậy các chuyên gia khuyên chỉ nên nấu ăn khi dầu ở nhiệt độ từ 150 đến 180 độ. Cách nhận biết đơn giản là nhúng đũa vào trong dầu, nếu thấy xung quanh đầu đũa xuất hiện nhiều bọt khí là lúc nên cho thức ăn vào chế biến.

 

Bổ sung vitamin

Việc thường xuyên bổ sung vitamin cho cơ thể bằng những viên thuốc bổ cũng có thể gây tăng trưởng các tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, trước khi uống bất cứ thứ thuốc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dù đó là một viên bổ sung viatmin C.

Ăn ít chất xơ – Ung thư ruột

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ung thư ruột có liên hệ với thói quen ăn các món nướng, sử dụng thức ăn nhanh, nhiều chất béo và thịt đỏ, ít chất xơ. Thời gian dài tiêu thụ thịt đỏ, thịt gia súc, thịt lợn, thịt cừu, nội tạng động vật các các thực phẩm cholesterol cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại – trực tràng.

Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại – trực tràng. Ở một số nước phương Tây, sau khi khuyến cáo người dân ăn 500g rau quả mỗi ngày, tỉ lệ bệnh đã giảm xuống đáng kể. Chất xơ được xếp vào nhóm dinh dưỡng không cung cấp năng lượng, không hấp thu vào máu. Khi vào ruột, chất xơ kích thích nhu động ruột co bóp, giúp phòng táo bón, tống các chất gây ung thư và vi khuẩn có hại ra ngoài. Ngoài ra chất xơ cũng ngăn cản hấp thu các chất béo độc hại.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm