Nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ và cách điều trị hiệu quả
Những lợi ích tuyệt vời của việc ngủ trưa / Thiết kế phòng ngủ chung cho bố mẹ và bé
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày là điều bình thường, nhưng nếu quá buồn ngủ một cách đột ngột hoặc thường xuyên khiến bạn ngủ nhiều hơn 7-8 giờ, thì đây có thể là một tình trạng đáng lo ngại. Những vấn đề dưới đây có thể là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng buồn ngủ này.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ xảy ra khi bạn ngủ không đủ giấc so mức cần thiết. Khi tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ khiến bạn càng cảm thấy buồn ngủ hơn và mất nhiều thời gian để trở lại trạng thái ổn định.
Mặc dù tình trạng thiếu ngủ đôi khi đơn giản là do sự bận rộn của công việc, nhưng nó cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh Alzheimer, ung thư, trầm cảm, các chấn thương ở đầu, thiểu năng trí tuệ, mang thai, tâm thần phân liệt, đột quỵ.
Ngoài buồn ngủ quá mức, bạn có thể nhận thấy suy giảm nhận thức như: vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ chậm hơn, khoảng thời gian chú ý ngắn hơn và cáu gắt.
Biện pháp: Để phục hồi, bạn cần ngủ đủ giấc. Cần đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm, và lý tưởng nhất là đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau mỗi đêm và sáng.
Chuyên gia y học giấc ngủ Alex Dimitriu cho biết, bạn cũng nên tránh kiểu ngủ “thức khuya vào đêm này và ngủ bù vào đêm hôm sau”. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Uống caffein hoặc rượu
Caffeine có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém hơn và thời gian ngủ tổng thể ngắn hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ làm giảm tổng thời gian ngủ hơn 1 giờ.
Trong khi đó, rượu có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém vì nó làm giảm thời lượng giấc ngủ REM mà bạn nhận được và cũng gây ra chứng mất ngủ.
Biện pháp: Giảm lượng rượu và caffeine, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể, giúp bạn ít buồn ngủ hơn vào ban ngày. Tốt nhất, bạn nên ngừng uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ và ngừng rượu 4 giờ trước khi ngủ.
Một số loại thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bạn có thể nhận thấy những tác dụng phụ này khi mới bắt đầu dùng thuốc.
Một loại thuốc gây buồn ngủ là: Thuốc dị ứng, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật, thuốc cao huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau.
Biện pháp: Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cho rằng thuốc kê đơn khiến bạn buồn ngủ hơn. Bạn có thể điều chỉnh thời gian dùng thuốc vào một thời điểm khác trong ngày phù hợp hơn với bạn, nhưng không ngừng dùng thuốc trước khi hỏi chuyên gia y tế.
Ngưng thở khi ngủ
Tiến sĩ Meir Kryger, chuyên gia y học về giấc ngủ tại Yale Medicine, cho biết chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn tạm thời ngừng thở suốt đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém.
Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: ngáy to, khó ngủ, thức dậy với miệng khô, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt, khó tập trung.
Bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu bạn trên 50 tuổi hoặc thừa cân.
Biện pháp: Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân nếu bạn thừa cân. Tuy nhiên, trong những trường hợp trung bình hoặc nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc các thiết bị răng miệng, như thiết bị ổn định lưỡi.
Chứng ngủ rũ
Nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi trong ngày, thậm chí đến mức đột ngột buồn ngủ ở bất cứ đâu, bạn có thể đang trải qua chứng ngủ rũ.
Chứng ngủ rũ là tình trạng não gặp khó khăn trong việc kiểm soát chu kỳ thức - ngủ. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như:
- Ảo giác, đặc biệt là khi ngủ hoặc thức dậy.
- Cataplexy - tình trạng cơ đột ngột mềm nhũn hoặc yếu đi, có thể dẫn đến suy nhược hoặc thậm chí gục ngã.
- Tê liệt khi ngủ
Biện pháp: Chứng ngủ rũ thường kéo dài suốt đời nhưng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Hội chứng chân không yên
Triệu chứng chính của hội chứng chân không yên là cực kỳ khó chịu ở chân, dẫn đến việc không thể cưỡng lại được việc di chuyển. Hiện tượng này thường trầm trọng hơn khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, có thể gây khó ngủ hoặc khó ngủ trở lại sau khi dậy lúc nửa đêm. Ngoài ra, bạn có thể bị co giật chân thường xuyên khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn như vậy, nên bạn sẽ dễ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Biện pháp: Trong nhiều trường hợp, không rõ nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên, nhưng đôi khi nó có thể là do thiếu sắt. Đối với nguyên nhân này, bổ sung sắt có thể giúp điều trị hội chứng này. Trong các trường hợp khác, bạn cần điều trị theo đơn thuốc kê đơn của bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện