Đời sống

Nguyên nhân khiến da bị bầm tím bạn không ngờ được

Nếu thấy da bị bầm tím thì hãy chú ý xem có phải những nguyên nhân dưới đây không nhé.

Những thực phẩm giảm đau đầu tốt cho người lao động trí óc / Ăn cam rất bổ nhưng phạm phải 1 điều "cấm kị" này là độc hại gấp đôi, ân hận mấy cũng muộn

Chấn thương

Nguyên nhân khiến da bị bầm tím bạn không ngờ được

Ảnh minh họa.

Khi bạn bị bất kỳ loại chấn thương nào, chẳng hạn như vết cắt hoặc tai nạn khác, có thể gây ra bầm tím. Các vết bầm tím hình thành khi máu đọng dưới da. Chúng thường bắt đầu có màu đen và xanh lam, nâu hoặc tím, và có thể thay đổi màu sắc khi chúng mờ dần. Những người lớn tuổi dễ bị bầm tím hơn.

Có nhiều lý do khiến ai đó có thể bị bầm tím, bao gồm cả nguyên nhân đơn giản như va chạm vào một vật thể. Lý do phổ biến nhất cho vết bầm tím là do chấn thương. Điều này có thể ở nhiều dạng ở những bệnh nhân khác nhau.

Lấy máu

Việc tiêm tĩnh mạch hoặc lấy máu cũng có thể gây ra vết bầm tím. Nói chung, mọi người có xu hướng bị bầm tím nhiều hơn sau những thứ như thế này khi họ già đi. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, chấn thương vô hại nhất có thể gây ra bầm tím. Nguyên nhân là do da mỏng dần theo tuổi tác.

Thiếu vitamin

 

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scurvy. Biểu hiện thường thấy của bệnh là nướu răng bị chảy máu, bị những vết thâm tím do xuất huyết dưới da.

Ngoài ra, thiếu vitamin K cũng có thể gây ra vấn đề tương tự.

Ung thư

Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu và tủy xương, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Ung thư loại này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và da dễ bị bầm tím, các chuyên gia cho biết.

Do một số loại thuốc

 

Một số loại thuốc chống trầm cảm như Celexa và Prozac sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vì làm cản trở lưu thông máu và gây viêm. Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu warfarin và thuốc giảm đau aspirin cũng có thể gây tác dụng phụ tương tự, theo MSN.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm