Đời sống

Nguyên tắc dùng điện thoại ban đêm để không hại mắt, hỏng não

Nguyên tắc dùng điện thoại ban đêm để không hại mắt, hỏng não, hãy biết ngay hôm nay.

Bật quạt cả đêm, sáng dậy mặt cứng đơ tê liệt: Lưu ý khi sử dụng quạt vào mùa Hè, an toàn sức khỏe / Uống nước mía kiểu này dễ gây họa cho sức khỏe, càng uống càng tổn thọ

Theo Tech Insider, màn hình điện thoại, laptop thường sản sinh ra một lượng lớn ánh sáng xanh để người dùng có thể nhìn thấy rõ nội dung vào ban ngày, trong điều kiện ánh sáng môi trường mạnh.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vào ban đêm lượng ánh sáng xanh này sẽ trở thành "kẻ thù" vô hình đối với sức khỏe con người. Theo đó, ánh sáng xanh khiến não ngừng sản sinh melatonin, loại hormone gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn khiến mắt có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Để tránh ảnh hưởng tới não và mắt, chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử muộn nhất là một tiếng trước khi đi ngủ.
Biết là có hại nhưng hầu như tất cả mọi người đều không thể từ bỏ được thói quen sử dụng điện thoại để xem phim hoặc lướt web trước khi đi ngủ.
Nếu không thể từ bỏ thói quen đã “ngấm vào máu” này thì các bạn có thể lập cho mình những quy tắc dễ nhớ, dễ làm sau để phần nào hạn chế sự ảnh hưởng của điện thoại tới sức khỏe.
Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ
Con người sau khi tiếp nhận một lượng thông tin ngoại giới nhất định thì sẽ hình thành lá chắn ký ức, vì vậy dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi. Ngoài ra, hãy chỉnh cho màn hình trình duyệt lớn hơn một chút.
Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại
Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
Điều chỉnh độ sáng của màn hình
Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt.
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự “uốn cong” sang chỗ khác được, tia bức xạ thì càng không cần nói cũng biết nó có hại đến mức nào cho sức khỏe.
Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm