Nhà Phật chỉ ra 2 kiểu người mệnh khổ phúc mỏng, không sớm thay đổi sẽ chỉ gặp tai ương bất hạnh
4 lời khuyên của Đức Phật dành cho người vợ để giữ hôn nhân hạnh phúc, ổn định / 10 lời Đức Phật chỉ rõ hướng đi của cuộc đời, dù nghèo hay sang giàu cũng nên đọc để thấu hiểu
Làm nhiều việc tốt, kết được nhiều thiện duyên.
Trong "Thái thượng cảm ứng thiên" có nói: "Phúc họa không tự tìm đến cửa, tất cả đều do con người tự tạo ra."
Đức Phật cũng từng nói: Trồng thiện nhân, nhận thiện quả (làm nhiều việc tốt sẽ nhận được báo đáp).
Thật ra vận mệnh của con người chính là nhân quả, nếu một người thường xuyên trồng ác nhân (làm việc xấu) tất nhiên về sau sẽ khổ sở vô phúc.
Theo quan điểm của Đức Phật: "Muốn biết chuyện của kiếp trước thì hãy nhìn cuộc đời mình của kiếp này, còn vận mệnh của bản thân kiếp sau do kiếp này tạo nên."
Dưới đây là hai kiểu người thường có cuộc đời không mấy sáng sủa, mệnh khổ phúc mỏng, hãy xem xem có bạn trong đó hay không!
Kiểu thứ nhất: Người vô ơn
Quạ biết nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, cừu biết quỳ xuống để cảm ơn, nếu một người không biết cảm ơn, nhất định sẽ bạc mệnh phúc mỏng.
Đức Phật thường nói: "Nhất hoa nhất thế giới, nhất thụ nhất bồ đề", nghĩa là mỗi một người xuất hiện trong cuộc đời của bạn đều là một bộ phận của cả vũ trụ, nếu bạn không biết cảm ơn và làm tổn thương những người khác là bạn đang làm tổn thương chính mình.
Ảnh minh họa.
Lấy một ví dụ như thế này: Bạn ăn cơm, nhưng đồ ăn trong miệng bạn lại là món quà của toàn bộ vũ trụ tặng cho bạn, nếu không có sự hi sinh vất vả của người khác thì làm sao bạn có đồ ăn để ăn? Và bạn cũng không thể tiếp tục sống tiếp nếu thiếu nó.
Trong một hạt gạo có vô số giọt mồ hôi của người nông dân, cũng có vô số ánh mặt trời và những giọt mưa tưới lên đó, còn có vô số nhân quả tổ hợp trong quá khứ, nhờ đó bạn mới may mắn có một hạt gạo để ăn. Dù bạn làm bất cứ việc gì, tất cả mọi người cũng như cả vũ trụ cũng đều đang giúp đỡ và phục vụ bạn.
Vì vậy chúng ta phải học cách biết ơn, cảm ơn mỗi một người mà bạn gặp được. Người biết cảm ơn cũng là người từ bi và lương thiện nhất trên thế giới này, vì những người như vậy thường có một trái tim lương thiện, họ sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Người vô ơn, trời không dung đất không tha, thường sẽ phải sống cuộc đời khổ sở, phận bạc phúc mỏng.
Khi bạn cảm ơn mỗi một người, bạn sẽ tạo ra được một mối quan hệ tốt đẹp với họ, thiện duyên này sẽ mang đến may mắn và nhiều quả ngọt cho bạn trong tương lai.
Kiểu thứ hai: Đức không tương xứng với địa vị (Phúc đức ít ỏi, đạo đức yếu kém trong khi địa vị lại cao)
Nếu một người có quá ít phúc đức, đạo đức quá kém nhưng địa vị lại quá cao, mang trong mình quá nhiều dục vọng, sẽ khó tránh được có ngày gặp tai ương, mệnh khổ phúc mỏng.
Phúc đức của một người phải tương ứng với địa vị và dục vọng của người đó, một khi hai vế này không tương ứng với nhau tất sẽ có tai họa.
Trong "Liễu phàm tứ huấn" có nói: Tài phú bạch kim phải là của nhân vật bạch kim, tài phú thiên kim phải là của nhân vật thiên kim.
Một người có thành tựu sự nghiệp lớn bao nhiêu thì phải có phúc - đức bấy nhiêu, nếu một người có quá ít phúc đức, nhưng lại muốn rất nhiều thứ thì nhất định không tránh khỏi tai họa.
Không nên phàn nàn về việc bản thân khổ sở, mệnh bạc phúc mỏng, chúng ta nên đi tìm nguyên nhân dẫn đến việc này thì hơn.
Nếu mỗi người trong chúng ta có thể trở thành một người biết cảm ơn, tích phúc tích đức cho bản thân nhiều hơn, phúc đức nhất định sẽ tăng lên.
Chỉ có học cách cảm ơn, tạo thêm phúc đức bằng sự tu dưỡng của bản thân, để cho phúc đức lớn hơn dục vọng của bạn, cuộc đời của bạn mới có thể thuận buồm xuôi gió.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?