Nhiều bà mẹ Việt mắc phải sai lầm này khi dạy con
Lời khuyên dạy con để thành công từ Jeff Bezos / 12 bức tranh minh họa hài hước cho thấy sự khác biệt giữa bố và mẹ khi nuôi dạy con
Thiếu cuộc đối thoại cởi mở với con cái
Bạn nên thường xuyên đối thoại với con. Nguồn ảnh: Internet
Trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, chị để ý nhiều gia đình đang thiếu đi sự đối thoại giữa con cái và cha mẹ, cụ thể là những thảo luận, chia sẻ cởi mở. Những cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp con cái thấy thoải mái hơn, đồng thời giúp cha mẹ nắm bắt được các vấn đề của con, để từ đó tìm cách tháo gỡ cho phù hợp. Thảo luận với con cái sẽ giúp liên kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cũng như khiến các con cảm thấy được khích lệ trong cuộc sống.
Cha mẹ Việt Nam thường viện nhiều lý do như cách biệt thế hệ, không có thời gian, bận công việc…nên không có thói quen thảo luận hay trò chuyện với con cái. Tuy nhiên điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng bị cô lập trong chính ngôi nhà của mình.
Chị cho rằng trong phần lớn những vụ bạo hành xảy ra ở trường học, bố mẹ thường không nắm được tình hình. Nguyên nhân có thể do các con có xu hướng giấu cha mẹ hoặc cha mẹ không trò chuyện với con cái. Chỉ đến khi nhà trường thông báo hoặc con bị đánh quá đau thì phụ huynh mới biết. Trước khi trách các con phụ huynh nên trách bản thân tại sao con họ bị bạo hành một thời gian dài nhưng họ lại không biết?
Một số gia đình có sự phân biệt về vị trí giữa bố mẹ và các con khá rõ rệt. Theo tôi, cha mẹ phải là người bạn lớn sẵn sàng chia sẻ và trò chuyện mọi vấn đề trong cuộc sống với con.
Áp đặt, kiểm soát con
Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng liên tục nhắc nhở con phải làm gì và làm như thế nào. Tất nhiên, đây là điều hết sức bình thường vì bố mẹ nào cũng luôn cố gắng hết sức để giữ cho con mình khỏe mạnh và an toàn.
Tuy vậy, việc kiểm soát con thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân và cũng không có không gian để phát triển. Hành vi này của bố mẹ sẽ khiến con gặp vấn đề về khả năng thích nghi xã hội, kết bạn hay phân tích hành vi.
Vì vậy, nếu nhận thấy con có khả năng xử lý tình huống mà không cần sự giúp đỡ, phụ huynh hãy để con tự làm điều đó. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cách vượt qua tình huống khó khăn nhưng không nên áp đặt. Nói chuyện về cảm xúc và chia sẻ một số cách đối phó với căng thẳng sẽ giúp ích cho trẻ về lâu dài.
Rèn con bằng đòn roi
Đây là quan điểm của rất nhiều bậc phụ huynh. Họ không chỉ tin rằng đòn roi là cách rèn luyện kỷ luật tốt nhất mà còn tích cực sử dụng phương pháp này khi dạy con.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết lạm dụng thể chất dẫn đến rất nhiều hậu quả, trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích. Đứa trẻ thường xuyên bị phạt đòn roi còn có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hen suyễn cao hơn.
So sánh với “con nhà người ta”
Mới đây chị tham dự một cuộc họp phụ huynh. Kết thúc, cô giáo chủ nhiệm nhắc đến nguyện vọng của tất cả học sinh trong lớp là sau buổi họp này dù điểm số các con có như thế nào thì bố mẹ cũng đừng so sánh với con nhà người ta.
Khi chị nói chuyện với nhiều đứa trẻ, các em cho biết bản thân cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi khi bố mẹ thường xuyên mang bạn A, bạn B để so sánh và nói: “Đấy nó học giỏi như thế còn mày thì chán đời”.
Theo các chuyên gia, việc so sánh con mình với những đứa trẻ cùng tuổi là gánh nặng tâm lý trẻ phải mang theo trong thời gian dài. Những đứa trẻ bị so sánh với bạn bè thường có tâm lý mặc cảm. Sự việc này nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ có xu hướng tiêu cực trong cuộc sống. Nhiều em có thiên hướng sống bất cần vì cho rằng mình là người thừa trong gia đình.
Khi bố mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác tức là đang tìm cách triệt tiêu sự tự tin của trẻ. Trẻ mất đi sự tự tin đồng nghĩa mất đi tính phản kháng. Trong trường hợp này, trẻ có 2 xu hướng phát triển là thu mình, sống khép kín, cam chịu hoặc sống bất cần, có thiên hướng bạo lực.
Cả 2 xu hướng đều rất nguy hiểm, vì thế các bậc phụ huynh tuyệt đối không so sánh con mình với bất kỳ ai đặc biệt là so sánh trực tiếp trước mặt chúng hoặc có sự hiện diện của người ngoài. Hãy để các con được sống đúng với bản thân mình. Việc tạo một hình mẫu để so sánh không phải là một phương pháp giáo dục đúng đắn ngược lại còn phản tác dụng.
Ngoài ra phụ huynh cũng nên đồng hành và hỗ trợ con nếu nhận thấy con đang gặp một số vấn đề. Tâm lý của trẻ khi thay đổi rất dễ để nhận biết. Phụ huynh chỉ cần để ý con một chút là có thể nhận biết ngay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến