Top 5 lời khuyên để dạy con quản lý tiền bạc
15 thiết kế ấn tượng khiến căn nhà của bạn trở nên 'độc nhất vô nhị' / 5 giấc mơ báo hiệu phú quý sắp ập đến, chuyện tốt lần lượt ùa vào nhà
Cha mẹ thường ưu tiên rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng có một điều dường như không bao giờ được để ý đó là cách quản lý tiền bạc đúng cách. Thiếu kỷ luật trong tài chính từ bé sẽ khiến những đứa trẻ gặp khó khăn trong quá trình trưởng thành của mình. Vì vậy, việc dần dần giới thiệu và đưa con tiếp cận với thế giới tài chính chi tiêu của người lớn có thể giúp con cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi phải tự mình quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ để dạy con mình những kỹ năng quản lý tiền bạc một cách bền vững và hiệu quả.
1. Mở tài khoản tiết kiệm cho con
Nhiều bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm ngay sau khi con họ được sinh ra, nhưng đứa trẻ chưa có ý niệm gì về cuộc sống chưa thực sự sử dụng được hết những lợi ích của tài khoản đó. Tốt nhất là mở một tài khoản sau khi trẻ có thể hiểu khái niệm về tiền và tự mình đóng một vai trò tích cực cho quỹ tiền đó. Trẻ em thường nhận được tiền vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hoặc ngày lễ và thật vui khi chúng cảm thấy mình “trưởng thành” so với những đứa trẻ khác khi chúng mang số tiền đó đến ngân hàng để gửi. Đây là những kỹ năng tiết kiệm kéo dài suốt đời của trẻ.
2. Không trả tiền cho việc nhà – Trả tiền cho công việc thực tế
Nhiều bậc cha mẹ sử dụng hệ thống phụ cấp cho trẻ như trả 200 nghìn cho con mỗi khi con dọn dẹp phòng sạch sẽ hoặc cho những việc vặt như rửa bát. Điều này sẽ tạo nên một lối suy nghĩ sai lệch cho trẻ khi chúng có thể nghĩ rằng việc kiếm tiền chỉ đơn giản như vậy, và những công việc sau này cũng chỉ tương tự như thế. Thay vào đó, bạn nên phân loại công việc ra thành hai nhánh cho con: công việc về trách nhiệm gia đình và công việc được trả lương. Một số công việc nhà như dọn phòng hoặc đổ rác được coi là một phần của cuộc sống hàng ngày, nghĩa là chúng sẽ không được trả tiền để làm khi trưởng thành. Nhưng những công việc khác như trồng cây, làm vườn hoặc dọn dẹp nặng nhọc là những công việc mà bạn có thể trả tiền cho con. Chiến lược này sẽ dạy trẻ giá trị của việc kiếm tiền và làm việc chăm chỉ.
3. Học các hình phạt tài chính
Thực tế cuộc sống có đầy các hình phạt tài chính như vi phạm giao thông, ăn thừa đồ ăn trong nhà hàng buffet và các khoản phạt khác. Trẻ em cần phải học điều này sớm. Chúng là những cô cậu nhỏ rất tinh nghịch và khi con cố tình không tiết kiệm tiền cho bố mẹ, đừng bao che cho chúng. Thay vào đó, hãy ra những hình phạt khiển trách như rút một phần tiền từ tài khoản tiết kiệm của con và giải thích rõ ràng lý do tại sao hành vi của chúng lại dẫn đến hình phạt đó. Điều này sẽ dạy họ tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
4. Khuyến khích con cái chi tiêu khôn ngoan
Cha mẹ yêu thương con cái của họ hoàn toàn là bản năng của chúng ta. Cảm xúc này thường kích thích chúng ta mua cho con mọi thứ mà chúng muốn. Nhưng điều này không để lại bất cứ bài học nào cho con về kỹ năng quản lý tiền bạc. Chẳng phải sẽ ý nghĩa và thú vị hơn cho một đứa trẻ khi chúng muốn có một món đồ chơi hoặc một bộ quần áo đặc biệt và được mua chúng bằng chính tiền của mình hay không. Chúng sẽ học được những kỹ năng sống quý giá và sự kiên nhẫn nếu bạn cho phép chúng tiết kiệm và tự thanh toán một số khoản mua sắm cho mình.
5. Đầu tư
Rất nhiều người không biết gì về cách hoạt động của các khoản đầu tư, nhưng đó là một kỹ năng cần được phát triển sớm và sẽ thành công về lâu dài. Nếu bạn tự mình đầu tư, hãy dẫn con cái đến nhà môi giới và cho phép chúng quan sát quá trình này. Dạy con bạn những điều cơ bản về cách hoạt động của các khoản đầu tư sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng sau này, dù có hoạt động trong ngành nghề nào đi nữa. Kết hợp điều này với các kỹ năng cơ bản về quản lý tài khoản ngân hàng, đảm nhận công việc và có chiến lược tiết kiệm sẽ cho phép con cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt và sử dụng tiền bạc khi chúng lớn lên./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cháu nội mới đầy tháng, mẹ chồng đã đuổi đi vì con gái bà "không chịu được tiếng trẻ con khóc"
Chấn động phiên tòa ly hôn: Chiếc ba lô cũ và bí mật ẩn giấu khiến người vợ bật khóc
Mẹ chồng tương lai 'khoe hộp vàng' cưới con dâu: Sự thật đằng sau lời hứa đầy hoa mỹ
Em gái đòi đứng tên nhà bố mẹ chồng chỉ sau 2 tháng kết hôn: Sóng gió hôn nhân hay trò đùa tuổi trẻ?
Bị sốc trước hành động của mẹ chồng tương lai, tôi quyết định dừng đám cưới
Mẹ chồng “cướp công” con dâu: Khoe căn nhà tích góp là của mình tặng cháu đích tôn