Đời sống

Nhìn con khóc ngặt nghẽo mà vợ chẳng thấy đâu, tôi đi tìm thì rợn người khi nghe cô ấy lẩm bẩm trong nhà bếp

Ngay lúc đó, tôi chỉ muốn bế con chạy ra khỏi nhà vì quá sợ hãi vợ mình.

Chồng hất bát canh ra sân mắng vợ ăn hại nhưng vừa dứt lời thì anh tối sầm mặt trước cảnh tượng diễn ra / Hạnh phúc mang thai không kéo dài được bao lâu, vợ chồng tôi đã đón nhận nỗi đau quá lớn và nặng nề

Xin chào Hướng Dương,

Vợ tôi còn rất trẻ, chỉ mới 19 tuổi thôi. Tôi năm nay 30 tuổi rồi và là khách quen trong quán cà phê cô ấy làm. Qua nhiều lần tiếp xúc, tôi và cô ấy yêu nhau rồi nên duyên vợ chồng. Hiện tại, vợ tôi mới sinh con được 4 tháng, vẫn đang ở nhà chăm sóc con. Vợ chồng tôi ở riêng nên không có sự trợ giúp từ gia đình nội ngoại. Dẫu vậy, tôi chưa từng nghe vợ kêu ca hay than vãn điều gì với chồng.

Nhìn con khóc ngặt nghẽo mà vợ chẳng thấy đâu, tôi đi tìm thì rợn người khi nghe cô ấy lẩm bẩm trong nhà bếp - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, dạo gần đây, tôi thấy vợ rất khác. Cô ấy ít cười, thường hay ngồi thẫn thờ một mình. Hôm qua, cô ấy kêu đau đầu, choáng váng nên tôi ra tiệm mua thuốc về cho vợ uống. Sáng sớm nay, con khóc ngặt nghẽo nhưng vợ lại không dậy bế con mà đi đâu mất. Tôi bế con đi tìm, xuống nhà bếp thì thấy vợ đang làm cá, miệng lẩm bẩm: "Chết này... chết này". Một luồng điện chạy dọc cơ thể khiến tôi rợn cả người. Lúc đó, tôi chỉ muốn bế con chạy ra khỏi nhà vì ám ảnh ánh mắt và khuôn mặt, lời nói của vợ.

Dù sau đó, vợ vẫn nói chuyện bình thường nhưng tôi cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Tôi có nên tìm người giúp việc hay nhờ mẹ mình lên ở với vợ một thời gian không? (thanhthuan...@gmail.com)

Nhìn con khóc ngặt nghẽo mà vợ chẳng thấy đâu, tôi đi tìm thì rợn người khi nghe cô ấy lẩm bẩm trong nhà bếp - Ảnh 3.

Chào bạn,

Qua những dấu hiệu bạn kể, Hướng Dương nghĩ vợ bạn đang gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh. Có lẽ vì vợ bạn còn quá trẻ, đang ở lứa tuổi còn nhiều mộng mơ nhưng lại phải sống trong bốn bức tường, một mình chăm sóc con nhỏ và thiếu sự chia sẻ từ chồng. Nếu bạn không can thiệp, giúp đỡ vợ ngay từ lúc này, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn.

Ý định thuê người giúp việc hoặc nhờ mẹ ruột lên phụ giúp vợ là hữu ích. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kĩ. Nếu mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu hòa thuận thì hãy nhờ đến mẹ ruột bạn. Nếu không, tốt nhất vẫn là tìm người giúp việc uy tín, thân thiện và biết cách chăm sóc trẻ nhỏ. Khi có người bên cạnh trò chuyện, giúp đỡ, có lẽ tình trạng của vợ bạn sẽ khá hơn.

Bây giờ, vai trò của bạn rất quan trọng. Bạn nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ mọi chuyện với vợ, giúp đỡ cô ấy chăm sóc con để vợ có thời gian nghỉ ngơi. Nếu quan sát thấy tình hình cô ấy vẫn không có biến chuyển tốt, bạn nên đưa vợ đi khám tại cơ sở y tế uy tín.

Chúc gia đình bạn hạnh phúc.

Hướng Dương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm