Đời sống

Những ai nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn là thực phẩm rất bổ những người dưới đây cần bổ sung thường xuyên hơn.

Điểm danh 9 thực phẩm tuyệt đối không được ăn sống / Bạn cần tránh những thực phẩm không tốt cho da

Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Giàu dinh dưỡng ăn trứng vịt lộn có bổ và tốt như chúng ta vẫn nghĩ?

Những ai nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn là món bổ dưỡng, đồng thời được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Những ai nên ăn trứng vịt lộn?

Người lớn khỏe mạnh

Có thể ăn trứng vịt lộn hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên. Ngược lại, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cần hạn chế ăn món này.

Người gầy muốn tăng cân

 

Trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng.Lưu ý: Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A nên khi ăn chúng, bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó, cơ thể mới hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn một cách trọn vẹn.

Trẻ trên 5 tuổi

Lúc này trẻ có thể bắt đầu được làm quen với món trứng vịt lộn. Song chỉ chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn trên đà hoàn thiện, tránh cảm giác chướng bụng, khó tiêu.

Bà bầu cần dinh dưỡng

Về cơ bản, đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng rất tốt cho bà bầu. Cần lưu ý: Vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Khi ăn, không nên ăn kèm rau răm vì loại rau này có hại cho thai nhi. Riêng bà bầu ở cuối thai kỳ, cần chú ý ăn theo khuyến nghị của bác sĩ bởi trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu nạp nhiều năng lượng quá cũng không tốt.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm