Đời sống

Những cảnh báo quan trọng khi ăn cá

Cá là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu, có thể chế biến thành nhiều món đa dạng nên thường xuất hiện trong thực đơn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có những sai lầm có hại cho sức khỏe khi ăn cá mà bạn nên biết.

Ngỡ ngàng ngôi làng cổ tích đẹp không thể rời mắt / Ăn 7 loại thực phẩm hàng ngày gây lão hóa sớm

Theo VietNamnet, mùa thu là thời điểm tốt nhất để ăn cá. Bất luận là cá nước ngọt hay cá nước biển đều rất giàu chất dinh dưỡng và thích hợp cho cơ thể hấp thu. Thậm chí trong cuốn sách “Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Trung Quốc” năm 2016 có kiến nghị, người lớn mỗi tuần nên ăn từ 280 - 525g cá để có sức khỏe tốt.

Có lợi là thế nhưng nếu bạn không nạp thực phẩm này đúng cách cũng gây hại cho cơ thể không kém thì thuốc độc. Trường hợp tiêu biểu là cô Châu 51 tuổi (Hàng Châu, TQ) đã phải nhập viện cấp cứu vì ăn cá bừa bãi. Nghe nhiều người truyền miệng, cô Châu tin rằng ăn mật cá rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt giải độc, làm sạch gan và sáng mắt, vì vậy, khi có dịp đã ăn liền 20 cái mật cá mè trắng cùng lúc.


Ảnh minh họa.

Lợi ích chưa thấy đâu nhưng chỉ sau 3 tiếng, cô Châu xuất hiện tình trạng ngộ độc thực phẩm nặng. Khi nhập viện, bác sĩ khám và cho biết chức năng gan đã bị tổn thương nặng, chỉ số men gan cao gấp 100 lần bình thường. Trải qua một đêm cấp cứu bài độc, cuối cùng cô Châu cũng thoát khỏi nguy hiểm.

Tại sao cô Châu ăn mật cá lại dẫn đến ngộ độc?

Nhiều người cho rằng “ăn mật cá có thể làm sáng mắt”, mà không biết rằng nếu ăn sai cách mật cá sẽ gây ngộ độc nặng. Các bác sĩ cho biết, mặc dù không phải tất cả các loại mật cá đều có độc, nhưng lại rất dễ nhiễm độc. Phải tùy vào tình hình bệnh nhân và loại mật cá tiêu thụ mới có biện pháp điều trị thích hợp nên tỷ lệ tử vong do ăn mật cá lên đến 20%, chỉ đứng sau “sát thủ” cá nóc.

Đối với người lớn, chỉ một vài gram mật có thể gây ngộ độc dù là ăn sống, nấu chín hay ngâm rượu. Mật cá là nơi cung cấp chính các loại men, enzyme và tetrodotoxin. Tetrodotoxin được coi là chất có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi,... Đặc biệt là cá trắm đen, trắm cỏ, cá mè, cá lô, cá chép, cá diếc… đều thuộc những loại cá có mật độc.

Vì vậy, tốt nhất là loại bỏ tất cả túi mật cá khi chế biến. Nếu sau khi ăn cá trong vòng 24 giờ xuất hiện tình trạng như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, vàng da,… nhất định phải đến bệnh viện.

Ngoài ra còn những bộ phận sau đây của cá không nên ăn:

- Não cá:

Đầu cá là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và DHA nhưng ăn não cá lại có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại cao đặc biệt là các loại cá sống ở tầng đáy. Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm. Ăn cá có nhiễm thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan.

Thực tế trong thịt cá cũng có hàm lượng DHA không hề kém cạnh chẳng hạn như: cá hồi, cá mòi, cá thu, lươn, cá hố, cá diếc,… cứ 100g thịt các có chứa 1000mg DHA có tác dụng giúp kích thích đại não, thị lực, phòng ngừa bệnh Alzheimer.

- Ruột cá:

Hiện nay, có rất nhiều người thích ăn ruột cá. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.

Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc ký sinh trùng.

- Xương cá phải ăn cẩn thận:

Hiện nay mọi người dùng xương cá làm món ăn càng ngày càng nhiều, chúng mặc dù có chứa canxi, nhưng lượng canxi để cơ thể hấp thụ quá ít. Vì lý do an toàn, người già và trẻ nhỏ nên ăn ít thậm chí là không nên ăn. Một khi bị hóc xương cá ở cổ họng, thực quản hoặc là ở dạ dày, có thể tạo thành viêm, gây thủng, nhất định phải đến bệnh viện lập tức.


Bao tử cá là món ăn nhiều người ưa thích

Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong thịt cá:

1. Axit béo chưa bão hòa: Đa phần các loại cá đều có hàm lượng chất béo thấp không vượt quá 4%. Hơn nữa, cá giàu EPA, là một acid béo không bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa tăng lipid máu, huyết áp cao, và có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

2. Protein chất lượng cao: Các axit amin trong các protein từ thịt cá rất cần thiết cho cơ thể, dễ tiêu hóa và tỉ lệ hấp thụ cao.

3. Vitamin: Các vitamin chứa trong thịt cá chủ yếu bao gồm vitamin A, vitamin D, axit folic,… giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, ngoài ra còn có lợi trong việc giảm sưng và lợi tiểu.

4. Magiê: Cá giàu magiê, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và điều hòa hệ thần kinh. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo rằng người trưởng thành cần khoảng 300 - 350mg magiê mỗi ngày.

5. Iốt: Cá biển chứa selen tự nhiên, iốt và natri. Nếu bạn ăn 100g cá có thể đáp ứng nhu cầu iốt trong một ngày và giảm tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp.

Theo Pháp luật xã hội, một số sai lầm khác khi ăn cá như:

Rã đông cá không đúng cách

Người nội trợ thường mắc sai lầm khi rã đông cá. Nếu bạn dùng nhiều nước nóng để rã đông cá sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội bám vào cá. Tốt nhất, bạn hãy đưa cá ra khỏi ngăn đá sớm và rã đông bằng nước ở nhiệt độ bình thường.

Nhiễm độc và giun sán do ăn gỏi cá

Thông thường, cá được ăn khi đã nấu chín. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá càng tươi sống càng bổ dưỡng. Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không được nấu chín sẽ không thể tiêu diệt các kí sinh trùng. Khi bạn ăn gỏi cá, các kí sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư gan.

Cá có thể ăn các trứng sán ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ trong nội tạng động vật. Loại ký sinh trùng này nếu lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột sẽ gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân, thiếu máu.

Ăn cá khi bị ho

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn. Người bị ho lâu ngày và đang dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamin.

Nguy cơ bị gout nếu ăn cá khi đói

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo triệu chứng bị gout tăng cao, phát tác nhanh nếu bạn ăn cá khi đói. Có hiện tượng đó là do hàm lượng dinh dưỡng trong cá có chất đạm cao được vào cơ thể bạn khi đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn khi bạn ăn cá biển, cá ở tầng nước sâu vì hàm lượng đạm của những loại cá này rất cao. Không chỉ cá, các loại hải sản nói chung luôn được chuyên gia dinh dưỡng về gout khuyến cáo không nên sử dụng.

Ướp muối cá quá mặn dẫn đến nguy cơ ung thư

Nhiều người có thói quen ướp muối cá rồi để ăn dần. Cá ướp muối thường đậm vị, thịt cá chắc nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi cá được trải qua quá trình ướp muối ở nồng độ cao và làm mất nước trong quá trình chế biến, sẽ sản sinh ra hợp chất nitrososamin – được chứng minh là có thể dẫn đến ung thư. Khi ăn cá ướp muối mặn lâu ngày sẽ tăng nguy cơ huyết áp cao, mỡ máu... và nhiều bệnh lý khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm