Những 'đại kỵ' khi uống trà xanh cần biết để khỏi mang họa
Các loại thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân / Top 5 loại thực phẩm giàu protein hơn cả thịt, nuôi dưỡng cơ thể khoẻ mạnh mỗi ngày
Người bị táo bón: Các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn. Chỉ nên uống trà nhạt hay trà ướp hoa vào buổi sáng và trưa.
Người thiếu máu: Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt dẫn đến bị thiếu máu.
Người thiếu canxi và bị loãng xương: Vì cafein trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi, mặt khác cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.
Người bị bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà xanh hãm lâu.
Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch máu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não, lưu lượng máu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.
Người sốt cao: Cafein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.
Người bị bệnh gan: Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.
Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều aicd oxalic, acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.
Người thần kinh yếu: Bạn đừng ngạc nhiên khi phải thao thức cả đêm chỉ vì một cốc trà xanh đặc. Đó là do chất caffein trong trà kích thích không tốt lên não bộ, nó đặc biệt không tốt nếu bạn vốn là người có thần kinh yếu.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt. Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai không nên uống trà. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa.
Chất tanin, cafein còn có thể qua sữa mẹ truyền sang cơ thể bé, gây kích thích làm trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà. Phụ nữ tiền mãn kinh hay có các rối loạn về tim mạch cũng không nên uống trà.
Trẻ nhỏ: Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.
Trà xanh rất là tốt cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào sử dụng trà cũng tốt đâu bạn nhé. Bởi trà xanh có nhiều axit tanna. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho các protein và sắt có trong thức ăn kết hợp với axit tanna trong trà sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.
Uống nước trà đã pha để lâu
Nước trà xanh để lâu sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên, khi bạn uống trà này sẽ có cảm giác khó chịu. Chắc các bạn cũng thấy, nước trà sau khi pha vài tiếng sẽ bị xỉn màu, và đặc biệt là các vitamin B và C bị đã bị phân hủy. Trà xanh để lâu thì lượng axit tannic tăng lên. Và đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, bệnh tăng axit uric.
Vì thế, nước trà xanh pha để lâu các bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa nhé. Tốt nhất, các bạn nên uống trà ngay sau khi pha 4-5 phút nhé.
Uống trà quá đặc
Trà đặc có chứa hàm lượng caffein khá là cao. Nên khi uống sẽ khiến kích thích thần kinh, tăng độ hưng phấn. Nếu uống trà, đặc biệt là trà đặc trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không chỉ vậy, trà đặc còn là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Hiện tượng này lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu.
Thói quen nhai sống lá trà và nuốt không hề tốt chút nào các bạn nhé. Bởi khi nhai, thành phần đường có trong lá trà xanh sẽ bị phân giải do nhiệt độ trong miệng. Và đây là cách mà các bạn đang tạo ra các chất benzopyrene gây ung thư làm nguy hiểm đến sức khỏe.
Uống trà lúc đói
Nhiều người có thói quen uống trà xanh lúc đói. Điều này rất là có hại cho sức khỏe đấy các bạn nhé. Trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Có nhiều trường hợp uống trà lúc đói dẫn đến hiện tượng say trà.
Uống trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó
Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe.
Dùng trà để uống thuốc
Nếu bạn có thói quen dùng trà để uống thuốc hoặc là sau khi uống thuốc uống trà ngay thì hãy dừng lại ngay nhé. Bởi các thành phần trong trà xanh và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Phản ứng này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và cơ thể khó hấp thụ hơn.ợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt