Đời sống

Những dấu hiệu thiếu máu cứ ngỡ không sao, đến lúc phát hiện thì đã quá muộn

Dưới đây là những dấu hiệu thiếu máu và cách cải thiện tình trạng thiếu máu bạn cần biết.

Bác sĩ bày cách tự giải độc mỗi khi gan phải ‘làm việc quá sức’ và thực phẩm 'vàng' giúp lá gan khỏe mạnh / Loại đậu bình dân hóa ra lại có hàng tá công dụng ít ai ngờ tới nếu được chế biến theo cách này

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nói cách khác là những tế bào này không mang đủ hemoglobin, hoặc nó không thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình.

Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Chóng mặt, nhức đầu

04d0596caa2a43741a3b

Ảnh minh họa

Thiếu sắt cũng có thể gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu. Điều này là do lượng oxy lên não không đủ khiến các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Ngoài ra, những người bị thiếu sắt có thể bị hoa mắt và chóng mặt. Chóng mặt bắt nguồn từ sự thiếu oxy đến não hoặc có thể xuất phát từ huyết áp thấp do sự oxy hóa kém của tim và mạch máu

Mệt mỏi bất thường

Mệt mỏi là một triệu chứng rất phổ biến của người bị thiếu sắt. Hiện tượng này xảy ra là do cơ thể chúng ta không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra một protein gọi là hemoglobin hay huyết sắc tố trong các tế bào máu đỏ, những tế bào mà có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hemoglobin, lượng oxy cung cấp tới các mô và cơ quan sẽ ít đi, khiến cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Tuy nhiên, mệt mỏi cũng được coi là biểu hiện bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, đôi khi rất khó để phân biệt giữa triệu chứng mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu sắt. Vì vậy, bạn nên chú ý rằng những người mệt mỏi do thiếu sắt có thể thêm các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

 

Đau ngực, khó thở

Khó thở hay đau ngực đặc biệt khi bạn hoạt động thể chất là một triệu chứng khác của bệnh thiếu sắt. Nguyên nhân là do hàm lượng hemoglobin ít hơn bình thường nên oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế. Khi đó, cơ thể chúng ta cố gắng để bù đắp và tạo ra nhiều oxy hơn cho các cơ quan hoạt động bình thường nên làm bạn có cảm giác khó thở hay đau ngực.

Da nhợt nhạt

1543562967-709-7-dau-hieu-thieu-mau-cu-ngo-la-khong-sao-den-luc-phat-hien-thi-da-qua-muon-1-1543559347-width650height365

Khi cơ thể không nhận đủ oxy hoặc bị giảm số lượng hồng cầu, da của chúng ta sẽ thay đổi màu sắc và trở nên rất nhợt nhạt. Điều này không chỉ biểu hiện trên khuôn mặt mà còn toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bàn tay.

Góc môi khô, nứt nẻ

 

Hầu hết chúng ta có đôi môi khô hoặc nứt nẻ khi trời trở lạnh, nhưng thiếu máu cũng có thể gây ra hiện tượng này, mà ảnh hưởng nhiều nhất là đến các góc của môi.

Móng tay dễ gãy

Móng tay dễ gãy là một triệu chứng ít phổ biến hơn của tình trạng thiếu sắt và xuất hiện ở giai đoạn muộn của thiếu máu. Tình trạng này được gọi là koilonychia. Koilonychia là một bệnh móng tay trong đó móng trở nên mỏng bất thường và trở nên phẳng hoặc thậm chí lõm về hình dạng.

Rụng tóc

Nếu tóc bạn bất ngờ rụng nhiều, vương nhiều trên lược hoặc rụng thành từng búi mà không có nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu, cho thấy cơ thể đang thiếu hụt Vitamin hay các hormone quan trọng.

 

8601d6bd25fbcca595ea

Lo lắng

Nhịp tim nhanh có thể khiến cảm thấy lo lắng. Nhưng nếu lo lắng là mới đối với bạn, gia tăng nhiều hoặc không có lý do rõ ràng, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu.

Chân bồn chồn

Người ta ước tính rằng có đến 10% số người ở Mỹ mắc hội chứng chân bồn chồn, rối loạn thần kinh gây ra cảm giác khó chịu ở chân và các bộ phận khác của cơ thể và sự thôi thúc di chuyển không thể kiểm soát liên tục.

Mặc dù chưa được tìm hiểu rõ nhưng khoảng 15% những người có biểu hiện này cũng thiếu sắt.

 

Phân đen

Phân đậm màu, có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng có thể là dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điều kiện của dạ dày hoặc ung thư đại tràng vì vậy điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Khó chịu ở bụng hoặc sự thay đổi trong thói quen đi tiêu cũng là những dấu hiệu quan trọng để quan sát.

Cách khắc phục bệnh thiếu máu

Để phòng ngừa bệnh lý thiếu máu, cần chú ý chế độ ăn giàu chất đạm, sắt: các axit amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và chất khoáng vi lượng trong gan gà, gan lợn, bò, vịt, thận, tim, tiết gà, vịt, lợn, thịt nạc của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng, hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu.

 

9da751fe6dbf84e1ddae

Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi.

Dùng viên sắt bổ sung

Tập luyện thể thao thường xuyên: những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm