Đời sống

Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp

Lối sống và sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân khiến bạn bị viêm khớp mà không phải ai cũng biết.

Những loại thực phẩm người bị viêm khớp không nên ăn / 3 món ăn giúp tăng cường máu não, phòng ngừa tê bì chân tay, thoái hóa xương khớp

Viêm khớp là gì?

Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp

Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Ảnh: Internet

Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Viêm xương khớp: viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.

Viêm khớp dạng thấp: đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.

Phòng tránh viêm khớp hiệu quả

Không nên giữ quá lâu một tư thế để tránh nguy cơ mắc bệnh xương khớp

 

Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc vận động, ăn uống để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối để giảm áp lực cho xương, bạn cũng nên tránh việc giữ quá lâu một tư thế.

Do đặc thù công việc chẳng hạn như lái xe, ngồi sửa đồ, may quần áo hoặc dân văn phòng phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính,… khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu, giữ quá lâu một tư thế làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông, dễ bị tắc mạch, teo cơ và loãng xương.

Như vậy, không nên ngồi quá lâu, thay vào đó bạn chỉ nên ngồi hay đứng tối đa 90 phút, sau đó nên đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng, ép giãn, đồng thời xoay các khớp cổ tay cổ chân và khớp vai,...

Không nên nghỉ ngơi trên giường quá lâu. Một số trường hợp, phẫu thuật xương khớp nên bắt buộc phải nghỉ ngơi tại giường, nhưng bạn không nên nằm yên bất động, thay vào đó hãy vận động những khớp tự do. Chẳng hạn, nếu bạn phẫu thuật cột sống thì có thể vận động các khớp tay khớp chân khi đang nằm nghỉ ngơi tại giường.

Bên cạnh những trường hợp trên, rất nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có xu hướng nằm quá lâu, ít vận động khiến cho các khớp bị cứng, bị dính và tăng mức độ loãng xương, thậm chí teo cơ và bị loét ở những vùng tì đè. Việc này sẽ khiến cho quá trình điều trị rất khó khăn.

 

Loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp

Bên cạnh những yếu tố kể trên, bạn cũng cần phải loại bỏ những thói quen không tốt cho xương, có thể kể đến như:

Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ

Tránh nằm những loại đệm quá mềm

Không nằm võng quá nhiều

 

Không đặt máy tính quá thấp

Không nên cúi gằm khi dùng điện thoại

Không cúi khom người khi bê, nhấc

Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái

Nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức

 

Những thói quen trên là rất sai lầm và có thể là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm hay đứt gân, gãy xương ở những người cao tuổi.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên bỏ thuốc lá và rượu bia, đây là những chất độc hại cho toàn cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng, các chất kích thích này chỉ ảnh hưởng đến gan và phổi nhưng thực tế là rượu bia được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm