Đời sống

Những điều cấm kỵ khi ăn lòng lợn

Ngộ độc thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Nội tạng động vật, lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người; tuy nhiên, nếu ăn phải nội tạng bẩn có thể dẫn đến ngộ độc.

Tuyệt chiêu làm đẹp thần kỳ khi đi biển ít ai ngờ / Tuyệt chiêu làm trắng da rẻ mà đẹp từ nước vo gạo

Nội tạng động vật (món ăn được nhiều người thưởng thức thường là nội tạng của lợn, còn gọi chung là lòng lợn) là rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, gây

Lòng lợn không rõ nguồn gốc

Ngộ độc thực phẩm do ăn nội tạng không rõ nguồn gốc

Ngộ độc thực phẩm do ăn nội tạng không rõ nguồn gốc.

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng.

Cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều lần hàng tấn nội tạng động vật đã bốc mùi thối, được nhập từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi đem bán ra thị trường.

Không được chế biến kỹ

Nội tạng động vật rất dễ nhiễm bẩn nên có thể là một ổ vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lị, thương hàn, bệnh lao, bệnh than, bệnh viêm gan... Đồng thời chúng cũng có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...

Nếu như nội tạng không được sơ chế kỹ càng và nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người, gieo mầm cho nhiều loại bệnh tật đáng sợ, theo báo Gia Đình.

 

Ăn quá nhiều nội tạng động vật

Dù nội tạng động vật có là món ăn khoái khẩu đến đâu thì cũng nên ăn món ăn này một cách chừng mực. Bởi vì nội tạng tuy bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều chất đạm, cholesterol xấu, acid uric... có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, bệnh gút...

Tăng nguy cơ ngộ độc khi ăn lòng lợn quá nhiều

Tăng nguy cơ ngộ độc khi ăn lòng lợn quá nhiều.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, lượng nội tạng động vật vừa đủ mà nên ăn là 1 tuần 2 - 3 lần, mỗi lần chỉ từ 50 - 70g cho người lớn và 30 - 50g cho trẻ em. Tất nhiên, nếu lượng nội tạng trong 1 lần ăn tăng lên thì nên giảm số lần ăn trong một tuần lại.

Nội tạng để qua đêm

 

Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần chế biến ngay khi mua về để tránh tình trạng ôi thui, lên mùi khó chịu hoặc nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe. Nên dùng chanh, giấm, muối hạt làm sạch các loại nội tạng như ruột non, dạ dày... để chúng được thơm ngon.

Còn với những bộ phận khác như tim, gan, bầu dục nên cắt bỏ phần hôi, nặn hết máu động, trần qua nước sôi trước khi sử dụng. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc.

Lưu ý khi ăn nội tạng

Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn. Do đó, cần bảo đảm an toàn vệ sinh bao gồm nguồn gốc xuất xứ của nội tạng từ con vật khỏe mạnh, được nuôi dưỡng theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt (GVP) và đảm bảo quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lưu thông đến tay người tiêu dùng đều phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các bộ phận nội tạng của động vật có nhiều nguy cơ không an toàn cho người sử dụng bởi vì nó giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ bị nhiểm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng... phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển, lưu thông & chế biến không đảm bảo điều kiện vệ sinh, theo báo Dân Trí.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm