Những điều 'cấm kỵ' khi thắp hương chớ có phạm kẻo tài lộc tiêu tan, cả năm đen đủi
Trắc nghiệm: Người khác phái 'đổ rầm' vì bạn bởi tính cách hay ngoại hình? / Tướng mặt của người đàn ông được thần Tài "chống lưng", phú quý ngập nhà, báo hiệu một đời may mắn
Theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Nguyễn Vĩnh Kiên, đối với mỗi gia đình người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì bàn thờ là nơi được coi là quan trọng nhất.
Đó là nơi các thành viên trong gia đình dùng để giao tiếp với thần linh và tưởng nhớ về công lao, ân đức của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Do vậy, việc thờ cúng, bài trí bàn thờ là điều rất quan trọng.
Cần lưu ý một số điều về phong thủy bàn thờ và thắp hương cúng vái dưới đây
Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm
Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm từ xa xưa tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Cũng tránh đặt đối diện hay quay lưng với nhà bếp vì gia đình dễ bất hòa. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả.
Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa hay ngược với hướng nhà
Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn.
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà. Nếu không có thể gây ra âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Hoa đặt bàn thờ nên dùng hoa tươi
Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ sẽ mang lại điều hung cho gia chủ và các thành viên. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt bàn thờ thì có thể sử dụng bình phong che lại.
Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Không nên thờ cùng 1 lúc 3 họ trở lên
Nhiều gia đình có thói quen thời cùng một lúc nhiều họ, tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ, phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút.
Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.
Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.
Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật
Khi đặt bàn thờ gia tiên, không nên để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì điều này sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.
Đặt bát hương
Bát hương cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương trên một bàn thờ. Trong đó: - Một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất.
Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên.
Một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.
Chổi, khăn dùng để lau dọn bàn thờ phải được dùng riêng
Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.
Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh
Ngoài ra, cố gắng nên dùng hoa tươi khi cúng lễ, thắp hương, tránh dùng hoa giả. Các đồ cúng lễ cũng cần phải thanh tịnh, tuyệt đối tránh việc thử đồ trước khi đưa lên cúng lễ.
Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ
Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài. Điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ.
Kiêng kị phải tránh khi lau dọn bàn thờ
Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Sai lầm khi lựa chọn số nén hương thắp trên ban thờ
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Và ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:
Thắp 1 nén: ngụ ý bình an.
Thắp 3 nén: bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
Thắp 5 nén: là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Cầu mong được trời đất phù hộ được bình an.
Thắp 7 nén: dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.
Thắp 9 nén: tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Quy phạm trong sử dụng hương
Quy phạm trong tôn giáo phần lớn đã được quy định chi tiết trong giới luật của kinh điển tôn giáo, nhưng đôi khi cũng căn cứ theo mỗi người, mỗi khu vực mà có sự khác biệt. Dưới đây sẽ lấy một số ví dụ về quy phạm thường gặp trong sử dụng hương:
Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.
Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu... Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách...
Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.
Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.
Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.
Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn