Những điều cần biết khi ăn tôm, cẩn thận tiền mất tật mang
Bật mí cách muối dưa chuột tuyệt ngon, ăn là nghiền / Mẹo chữa cảm cúm khi thời tiết giao mùa cho trẻ
Ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này.

Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Tôm là thực phẩm không tốt cho phụ nữ sau sinh
Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn. Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau sinh nếu ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế lại không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà việc này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các chuyên gia khuyên rằng, tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất nên sản phụ sau sinh vẫn có thể ăn tôm nhưng với lượng vừa phải và lưu ý phải nấu chín kỹ.
Những điều nên biết trước khi ăn tôm
Không nên ăn tôm tái/tôm sống: Bởi tôm có thể chứa vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra bệnh tật.
Không nên ăn vỏ tôm: Nhiều người quan niệm vỏ tôm có chứa nhiều canxi, vì vậy cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già ăn cả vỏ tôm, Tuy nhiên vỏ tôm chỉ là canxi hữu cơ, khi vào dạ dày không hấp thụ được, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già.
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, mà là chất kittin (một dạng polymer). Khi ăn nhiều vỏ tôm - chất kitin sẽ khiến khó tiêu.
Người bị dị ứng: Tôm có chứa một loại protein gọi là tropomyosin, gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho một số người. Vì vậy nên chú ý khi ăn tôm, nếu thấy hiện tượng ngứa, nổi mề đay thì nên dừng lại dù đã nấu chín
Để đảm bảo ăn tôm an toàn nên nấu chín, hấp, luộc, hoặc chiên với ít dầu mỡ. Không nên nấu tôm với bơ, dầu, nhiều muối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng

Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe