Những điều cần biết khi mang thai lần đầu, mẹ nào cũng nên nắm để có thai kỳ khỏe mạnh
Dịch Zika gây bệnh đầu nhỏ bùng phát: Chuyên gia chỉ cách để mẹ bầu và thai nhi không gặp nguy hiểm / Ăn no xong, mẹ bầu chớ dại làm 5 việc kẻo hại mình, hại con
Lịch khám thai định kỳ như thế nào?
Trong quá trình mang thai cơ thể của mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, việc mẹ cần khám thai là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu để có một thai kỳ an toàn. Mẹ cần phải nắm được tình hình phát triển của thia nhi, phát hiện bất thường sớm nếu có để có có hướng điều trị giải quyết kịp thời.
Phần lớn khi mang thai mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ đã chỉ định cho mình. Nếu như các mẹ quá bận thì cũng nên sắp xếp thời gian đi khám ngày gần nhất có thể. Một trong những mốc mà mẹ bầu cần phải đi khám thai đó chính là:
Khi thai nhi được 11 – 13 tuần: Đây chính là một cột mốc quan trọng bởi trong khoảng thời gian này các bác sĩ sẽ đo độ mờ ra gáy - một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down cho con của bạn.
Ảnh minh họa
Khi thai nhi được 21 – 24 tuần: Trong giai đoạn này bạn có thể kiểm tra khuyết tật bẩm sinh cho bé. Thời ginan ày cũng chính là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân... xem bé đã phát triển hoàn thiện chưa.
Khi bé được 30 – 32 tuần tuổi: Trong thời gian này giúp bác sĩ phát hiện được những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não của bé. Trong khoảng thời gian này bác sĩ cũng sẽ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ kỹ càng hơn.
Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ?
Lần đầu mang thai các mẹ thườn nghe người lớn nói rằng ăn thật nhiều cho mẹ khỏe con khỏe là tốt. Chính vì lý do này mà các mẹ cứ ăn cho nhiều tăng cân vù vù là vui mừng. Nhưng trên thực tế đây là lời khuyên phản khoa học, bởi thể trạng mỗi người là khác nhau nên việc tăng cân nhiêu cho mẹ chưa chắc đã tốt.
Theo các chuyên gia sản khoa thì trung bình trong quá trình mang thai mẹ chỉ nên tăng từ 8-12 kg là bình thường. Đối với mẹ hơi gầy thì có thể tăng khoảng 15kg. Đối với những người mẹ bình thường đã hơi mũm mĩm thì chỉ nên tăng khoảng 7-8kg mà thôi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu?
Trong quá trình mang thai mẹ nên ăn đủ các thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và bé bao gồm những thực phẩm sau:
Tinh bột: Bao gồm các loại ngũ cốc, gạo, bánh mì,... sẽ tốt cho mẹ và bé
Chất đạm: Thường có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu, đỗ…
Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt nhiều đường dễ gây tăng cân và tiểu đường, cao huyết áp cho mẹ.
Chất béo: Có nhiều trong các loại dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,...tốt cho sức khỏe của mẹ
Bên cạnh đó nếu có chỉ định của bác sĩ các mẹ có thể bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D...
Mẹ nên uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày để bổ sung ối trong quá trình mang thai.
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh
Trong khi mang thai mẹ nên tránh các loại đồ uồng như rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas. Các loại đồ cay nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt...
Trong thời gina ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót...
Mẹ nên tránh xa những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
Tuyệt đối không ăn những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh dễ gây sảy thai cho mẹ
Mẹ cũng không được ăn những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh...dễ nhiễm khuẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào