Những điều cần lưu ý khi trẻ mắc sởi
Người trẻ nhất thế giới lập kỷ lục tới 196 nước ở tuổi 24 / Thịt ba chỉ sốt cà chua đậm đà, nóng hổi, dễ ăn
Nguyên nhân mắc bệnh
Theo ThS.BS Đình Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1, tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Bệnh vẫn được xem là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.
Nhờ vào việc tiêm ngừa vaccine chủ động nên tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong do mắc sởi chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Đa số là ở các nước kém phát triển, tỷ lệ tiêm ngừa phòng sởi thấp.
Ảnh minh họa.
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường xung quanh 2 tiếng đồng hồ.
Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Nhóm người có nguy cơ cao mắc sởi
- Người chưa được tiêm ngừa vaccine sởi, nhất là trẻ nhỏ (trẻ nhủ nhi), rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
- Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nhất là du lịch đến các quốc gia đang phát triển nơi mà bệnh sởi xảy ra phổ biến, nếu không chú ý biện pháp phòng ngừa cá nhân thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ rất cao.
- Người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu không may bị nhiễm sởi rất dễ bị bệnh nặng và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Triệu chứng bệnh sởi
Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày - 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:
Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao (nhiệt độ đo được thường trên 39 độ C), khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi
Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là "vằn da hổ".
Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy
Những biến chứng thường gặp
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:
- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà
Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành.
Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn nơi sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng chế độ ăn uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi (thường trẻ bị nhiễm sởi được bổ sung vitamin A liều cao 2 ngày liên tiếp theo chỉ định của bác sĩ).
Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió, ủ kín trẻ sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Biện pháp phòng ngừa
Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: bằng vaccine được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế và được miễn phí. Tuy nhiên, việc tiêm một mũi vaccine duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững nên cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: khi phát hiện trẻ bệnh, sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời, thực hiện cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.
Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, tránh sự lây nhiễm chéo tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi đến các trẻ khác.
Rửa tay sạch sẽ đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ trẻ bệnh sang trẻ lành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Người sinh vào ba giờ này có vận mệnh tốt, cả đời dồi dào tài lộc, ba đời đều có gia tài tốt
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn