Những đối tượng không nên uống cà phê kẻo 'rước' họa vào người
Cà phê kết hợp với dầu dừa có lợi như thế nào đối với sức khỏe? / Uống cà phê theo cách này giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm cân nhanh chóng
Mặc dù được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mất thính giác, suy tim, ung thư tuyến tiền liệt ở nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức cà phê.
Đối tượng dưới đây nếu sử dụng cà phê thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe:
1. Người bị bệnh tim mạch
Caffeine trong cà phê gây kích thích hệ thần kinh, trí não và kích thích hoạt động của hệ tim mạch. Từ đó gây nên tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Nếu bạn mắc bệnh lý về tim mạch, bạn không nhất thiết phải bỏ cà phê. Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ để biết mình có thể uống cà phê với hàm lượng bao nhiêu cho an toàn.
2. Người bị tiêu chảy
Người bị tiêu chảy thường bị mất nước và cần bổ sung thêm nước nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, caffeine lại là một chất gây lợi tiểu. Nó khiến cho cơ thể bị mất nước trầm trọng hơn và sẽ khiến người bị tiêu chảy mệt mỏi hơn.
Cà phê được nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng nên uống
3. Người có mức độ lo lắng cao
Vì là chất kích thích nên caffeine có thể làm gia tăng sự lo lắng ở nhiều người. Hãy giảm lượng caffeine nếu như bạn thường xuyên lo lắng, hoảng sợ.
4. Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Caffeine có thể nới lỏng cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Nó khiến cho các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên loại bỏ cà phê hoặc tìm đến một loại cà phê đã khử caffeine.
5. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Chất caffeine hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả các bé đang bú sữa mẹ. Caffeine có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận ở trẻ. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, tốt nhất các bà mẹ đang mang thai và cho con bú nên tránh xa caffeine.
6. Trẻ em dưới 12 tuổi
Một nghiên cứu đã cho thấy caffeine mang đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 12 tuổi.
Tiêu thụ quá nhiều caffein một ngày có thể khiến trẻ bị tăng nhịp tim, đau bụng, khó tập trung và hay lo lắng. Đối với trẻ em mới biết đi, caffein còn khiến che giấu cảm giác đói. Từ đó, chúng có thể không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của mình.
Bên cạnh đó, cà phê cũng làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ vì tính axit khá cao trong thức uống này.
7. Người mắc bệnh gan
Quá trình chuyển hóa caffeine ở người bình thường là 2 giờ nhưng với người mắc bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan có thể là 4 – 5 giờ. Người mắc bệnh gan nếu uống cà phê, đặc biệt là buổi tối sẽ là ảnh hưởng đến giấc ngủ vì thời gian trao đổi chất quá dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện